Nhiều doanh nghiệp 'khát' mặt bằng để mở rộng sản xuất

Mặc dù trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang có nhu cầu được thuê thêm đất để đầu tư mở rộng nhà xưởng, phát triển sản xuất.

Doanh nghiệp không yên tâm mở rộng quy mô sản xuất

Nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của đối tác đến từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, doanh nghiệp này đã đầu tư mua sắm các loại máy móc, thiết bị tiên tiến để gia công cơ khí và cắt laser. Thế nhưng, với không gian sản xuất chật hẹp đang khiến doanh nghiệp không yên tâm mở rộng quy mô sản xuất.

Mở rộng sản xuất - Nhiều doanh nghiệp cần mặt bằng

Anh Lê Hiền Chính - Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam chia sẻ, khi đối tác về thăm xưởng, họ rất băn khoăn về cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Do hạn chế về thời hạn hợp đồng nên doanh nghiệp không dám đầu tư một cách bài bản. Điều này phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sản xuất, khiến doanh nghiệp không thể phát huy hết tiềm năng kinh tế.

Không gian sản xuất chật hẹp khiến doanh nghiệp không yên tâm mở rộng quy mô sản xuất

Không những chật chội, mặt bằng của một số cơ sở sản xuất tại làng nghề còn nằm ngay trong khu dân cư, không đảm bảo cho việc sản xuất, nhất là vấn đề môi trường. Đây chính là rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mong muốn cấp thiết nhất là sớm có được mặt bằng sản xuất rộng, vừa đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường

Không gian chật trội không đảm bảo cho việc sản xuất, nhất là vấn đề môi trường

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn - Thúc đẩy phát triển kinh tế

Hà Nội luôn xác định cộng đồng doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của Thủ đô, tiếp tục thực hiện phương châm đi cạnh, đứng cùng doanh nghiệp, Thành phố sẽ tổ chức 6 hội nghị gặp mặt theo các chuyên đề khác nhau, nhằm tạo kênh trao đổi thiết thực, hiệu quả, nắm bắt tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh: "Đầu tiên, hỗ trợ về tài chính, giảm nhẹ gánh năng tín dụng là những giải pháp cực kỳ quan trọng và cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Thứ hai là tiếp tục tháo gỡ khó khăn về thể chế, quy hoạch và các yếu tố liên quan đến pháp lý để các dự án được triển khai. Thứ ba là đẩy nhanh các hoạt động về giải ngân, đầu tư nhanh về quy hoạch, phát triển các khu công nghiệp mới, để doanh nghiệp tiếp cận với những điều kiện tốt hơn."

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn - Thúc đẩy phát triển kinh tế

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển ổn định cũng là giải pháp vừa giúp khẳng định vị thế hàng Việt, vừa góp phần phát triển kinh tế Thủ đô, hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển sản xuất, kinh doanh ổn định, bền vững.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công ty Cổ phần Bông Sen, doanh nghiệp liên quan đến sai phạm của Vạn Thịnh Phát, đang chậm trả 4.800 tỷ nợ gốc và hơn 1.060 tỷ lãi trái phiếu.

Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng công khai lãi suất cho vay bình quân. Đây được kỳ vọng là một trong những giải pháp để người dân, doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng vay với lãi suất rẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lãi suất cho vay bình quân cần phải sát với nhu cầu thực tế, chứ không chỉ là bình phong.

Trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng về quản lý, giám sát việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản, Bộ Tài chính cho biết trong năm nay có 92 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, tổng nợ vay đáo hạn hơn 99.500 tỷ đồng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua đã kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép, nhôm của Trung Quốc, với lí do cạnh tranh không công bằng. Động thái này có nguy cơ đẩy căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế đầu tàu thế giới thêm trầm trọng, với phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.

Một tháng trở lại đây, giá vàng thế giới liên tục xác lập mức đỉnh mới, lượt khách giao dịch vàng nhẫn trơn 24K tại các cửa hàng kinh doanh vàng trở nên nhộn nhịp. Vàng nhẫn trơn 24K trước đây được chuộng làm quà biếu, tặng nhưng nay nhiều người tìm mua để tích lũy khi giá tăng cao kỷ lục.

Nhiều vướng mắc về mặt bằng, pháp lý dự án, cấp phép xây dựng,...khiến các khu cụm công nghiệp tại Hà Nội không thể đi vào hoạt động dù hạ tầng đã hoàn thiện, gây lãng phí nguồn lực, tài nguyên đất đai.