Nhiều giải pháp đẩy nhanh gói tín dụng nhà ở xã hội

Việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) đang được các ngành chức năng đẩy mạnh, coi đó là nhiệm vụ trong tâm, cấp bách trong năm 2025. Một trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển phân khúc này là thúc đẩy gói tín dụng.

Theo Bộ Xây dựng, kết thúc năm 2024, cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn NƠXH, trong khi đó, kế hoạch đặt ra là 130.000 căn. Về nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng, đến nay có 16 dự án đã được cho vay với tổng mức cam kết cấp tín dụng là 4.200 tỷ đồng, dư nợ là 1.727 tỷ đồng.

Theo đánh giá, tiến độ giải ngân gói 120 nghìn tỷ đồng còn chậm, chưa như kỳ vọng. Nguyên nhân được cho là do phụ thuộc vào các địa phương công bố các dự án đủ điều kiện tham gia. Mặt khác, đây là các khoản cho vay thông thường nên các khách hàng vẫn phải đáp ứng đủ điều kiện đảm bảo vay vốn. Những nguyên nhân chủ quan từ phía các doanh nghiệp cũng khiến tiến độ giải ngân của gói tín dụng này chậm lại.

Ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết: “Có một số doanh nghiệp vướng phải nợ xấu và chính nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến việc giải ngân. Nếu đạt chuẩn về tín dụng thì các ngân hàng không vướng gì cả. Thủ tướng cũng đề nghị với các ngân hàng có những biện pháp tháo gỡ cho từng dự án”.

Ngân hàng không thiếu tiền nhưng thiếu dự án để cho vay. Đây là một thực tế, bởi theo nhiều chuyên gia bất động sản, từ lâu nay, NƠXH luôn là một phân khúc kén chủ đầu tư. Các gói tín dụng được coi là những giải pháp khuyến khích nhưng điều kiện để tham gia lại tương đối khắt khe. Khó vay vốn nên chủ đầu tư cũng bớt mặn mà.

Ông Nguyễn Hoàng Nam -  Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần G-Home, cho hay: “Những chủ đầu tư NƠXH có dự án rồi nhưng mà đất không đồng, nên đối với ngân hàng không phải là tài sản đảm bảo. Nếu chúng ta tháo gỡ được và sổ đỏ là tài sản đảm bảo thì sẽ giúp cho các doanh nghiệp làm NƠXH thuận lợi hơn”.

Trước thực tế trên, Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp phù hợp để giảm mặt bằng lãi suất và đặc biệt là cung cấp gói tín dụng cho người mua nhà xã hội với lãi suất và thời hạn vay hợp lý.

Đến nay, ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank), có thêm 5 ngân hàng (TPbank, VPBank, MBBank, Techcombank và HDBank) đăng ký tham gia chương trình với số tiền 5.000 tỷ đồng cho mỗi ngân hàng, nâng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất lên 145 nghìn tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn đề nghị 9 ngân hàng thương mại khẩn trương triển khai gói tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội.

Trong năm 2024, nhu cầu đầu tư bất động sản phục hồi khoảng 40%. Nhà đầu tư có tâm lý thận trọng hơn trước tình trạng chung cư tăng giá mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn lượng lớn nhà đầu tư có tâm lý đầu cơ, 'lướt sóng' chung cư ngắn hạn, bất chấp những rủi ro của thị trường khi giá bất động sản đang ở mức cao nhất lịch sử.

Trong giai đoạn 2021 - 2030, TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng từ 69.700 đến 93.000 căn nhà ở xã hội. Tính đến nay, thành phố đang triển khai 10 dự án, trong đó 6 dự án đã hoàn thành và 4 dự án đang thi công, với tổng số gần 6.000 căn hộ.

Trong khi thị trường bất động sản đang lệch pha khi chủ yếu là nhà ở cao cấp, thiếu hụt nhà ở thương mại vừa tiền và nhà ở xã hội. Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ trong đó kiến nghị bổ sung quy định cho phép UBND cấp tỉnh chấp thuận thí điểm dự án nhà ở thương mại có giá phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 31,6 ha; bao gồm 23 công trình chung cư.

Sau gần 14 tiếng đồng hồ, phiên đấu giá 26 thửa đất tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú, huyện Quốc Oai đã thành công. Thửa có giá trúng cao nhất là 76,7 triệu đồng/m2, gấp khoảng 16 lần giá khởi điểm và thấp nhất là 40,7 triệu đồng/m2.