Nhiều giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp xây nhà ở xã hội
Năm 2024, cả nước đặt mục tiêu phát triển 130.000 căn nhà ở xã hội, nhưng chỉ đạt hơn 16% kế hoạch. Nguyên nhân, ngoài vấn đề về nguồn vốn, việc tiếp cận quỹ đất vẫn là rào cản lớn đối với doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, cho biết: "Thứ nhất, các cơ chế, chính sách trước đây chưa thực sự khuyến khích nhà đầu tư. Thứ hai, quỹ đất chưa được chuẩn bị rõ ràng, chúng ta mới chỉ tích hợp vào các dự án thương mại. Tuy nhiên, cách làm này không giúp tăng nguồn cung nhà ở xã hội, vì các chủ đầu tư thường chọn chuyển thành tiền để nộp về quỹ nhà. Do đó, lượng cung nhà ở xã hội không đáng kể".
Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nhà ở xã hội vẫn chưa đủ hấp dẫn. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn do thiếu các cơ chế tín dụng đặc thù.
TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, nhận định: "Để phát triển nhà ở xã hội, chúng ta cần thay đổi hàng loạt cơ chế, từ quy hoạch, thủ tục giao đất, điều kiện khởi công, đến các yếu tố liên quan như giá nhà và đối tượng được mua. Khi nhà đầu tư có lợi nhuận hợp lý, họ sẽ tích cực tham gia hơn vào lĩnh vực này".
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương: "Cần có cơ chế, chính sách ưu đãi thực chất và đủ hấp dẫn để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào phát triển nhà ở xã hội".
Việc xây dựng nhà ở xã hội không chỉ cần đạt mục tiêu về số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng. Xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung, thay vì bố trí xen kẽ với các dự án thương mại, cũng là một vấn đề cần được cân nhắc. Ông Nguyễn Quang Huân, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, cho hay: "Chúng tôi đề xuất nếu có 20% đất dành cho nhà ở xã hội, các chủ đầu tư nên nộp tiền cho nhà nước để thành lập quỹ hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội. Cách này hiệu quả hơn việc xây dựng các khu nhà ở xã hội chất lượng thấp xen lẫn khu thương mại cao cấp, gây mất cân đối".
Ông Nguyễn Chí Thanh, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam chia sẻ: "Việc xây dựng các khu nhà ở lớn giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, thay vì tiếp tục thực hiện các dự án nhỏ lẻ với quy trình và thủ tục phức tạp, thậm chí chi phí còn tăng. Những khu lớn với thiết kế đồng bộ không chỉ nâng cao chất lượng mà còn tạo điều kiện sống tốt hơn, trong khi giá cả vẫn cạnh tranh".
Tại Hà Nội, cùng với việc phê duyệt các dự án riêng lẻ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã đề xuất UBND thành phố phát triển 9 khu đất tập trung dành cho nhà ở xã hội, với quy mô hơn 600 ha tại các quận, huyện.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 31,6 ha; bao gồm 23 công trình chung cư.
Sau gần 14 tiếng đồng hồ, phiên đấu giá 26 thửa đất tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú, huyện Quốc Oai đã thành công. Thửa có giá trúng cao nhất là 76,7 triệu đồng/m2, gấp khoảng 16 lần giá khởi điểm và thấp nhất là 40,7 triệu đồng/m2.
Những ngày qua, cư dân sinh sống tại các tòa chung cư Mulberry Lane và Seasons Avenue (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) rất bức xúc khi Ban quản lý tòa nhà tăng phí gửi xe từ 1,2 triệu đồng lên tới 1,85 triệu đồng/tháng.
Năm 2025, dự kiến, khu vực Hà Nội và vùng vệ tinh sẽ cung cấp khoảng 37.000 sản phẩm, trong khi TP. Hồ Chí Minh và vùng ven sẽ đạt khoảng 18.000 sản phẩm.
Việc cải tạo chung cư cũ thành công trước hết sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân, cải thiện bộ mặt đô thị và xa hơn là giải pháp góp phần bình ổn thị trường.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 đã có nhiều nội dung nhằm điều chỉnh những bất cập trong đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt bổ sung chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá.
0