Nhiều khó khăn khiến nguồn cung NƠXH không đạt yêu cầu

Nhà ở xã hội (NƠXH) luôn là mối quan tâm của người thu nhập thấp, tuy nhiên chưa đạt kỳ vọng về hiệu quả, mặc dù chính sách phát triển loại hình nhà này được đánh giá tốt với hệ thống pháp luật hoàn thiện, cùng sự ưu tiên từ các cấp, ngành và truyền thông.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Chủ trương chuyển những nhà tái định cư để hoang hóa sang làm NƠXH từng nhận được đồng thuận cao và tưởng chừng dễ dàng khi mà “đất sạch - nhà sẵn”, cùng với đó là vừa tăng nguồn cung và tránh lãng phí tài sản công. Thế nhưng, nhiều tháng sau, thống kê cho thấy vẫn chưa có tòa nhà tái định cư nào được chuyển đổi.

KTS Phạm Hoàng Phương - Viện Kiến trúc quốc gia, Bộ Xây dựng - cho biết: "Các căn hộ tái định cư phần lớn được thiết kế cách đây hơn 10 năm nên đã lỗi thời so với cách tổ chức cuộc sống của các hộ gia đình hiện nay. Việc nghiên cứu nâng cấp các căn hộ loại này theo chuẩn tiện nghi mới sẽ gặp nhiều trở ngại bởi quy mô công trình lớn, phức tạp và đòi hỏi kinh phí lớn".

Luật sư Phạm Thanh Tuấn - Đoàn Luật sư Hà Nội - chia sẻ: "Nhà tái định cư là sản phẩm thuộc sở hữu nhà nước khi chuyển sang NƠXH (nghĩa là có thể bán cho người dân) thì hành lang pháp lý chỉ được quy định duy nhất ở Điểm a, Khoản 1, Điều 124 Luật Nhà ở 2023 và mang tính nguyên tắc, chưa có hướng dẫn chi tiết. Do vậy, việc triển khai về trình tự, thủ tục, hồ sơ, giấy tờ hiện gặp rất nhiều khó khăn".

Như vậy, việc chuyển đổi “không dễ dàng” bởi nhà tái định cư xây dựng bằng ngân sách chịu sự quản lý của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Vậy nên, muốn chuyển đổi sang NƠXH để bán cần phải định giá nhưng lại chưa có quy định rõ ràng để các tổ chức thẩm định giá có đủ cơ sở pháp lý thực hiện.

Theo ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành: “Theo quy định, NƠXH có diện tích tối đa 25-70m2 nhưng nhà tái định cư thường có diện tích lớn hơn vậy rất nhiều. Vậy nên, khi chuyển đổi mục đích sử dụng là rất khó”.

“Rất khó” bởi thống kê có tới 70% số căn hộ tái định cư hiện nay sở hữu diện tích lớn hơn 70m2. Với diện tích tăng thêm này, người thu nhập thấp liệu có thể “cố” để mua nhà được không? Trong khi với đại đa số người lao động, mua một căn hộ diện tích “chuẩn” quy định đã luôn là sự cố gắng.

Ngoài ra, còn nhiều khó khăn được kể tên khác như cơ chế, kinh phí cho sửa chữa, nâng cấp, cải tạo lại các tòa nhà tái định cư sau hàng chục năm bị bỏ hoang xuống cấp. Bên cạnh đó là việc hoàn thiện tiếp cơ sở hạ tầng xung quanh hay các chính quyền địa phương cũng luôn cần nguồn nhà để sẵn sàng phục vụ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, để chia sẻ quỹ nhà tái định cư cũng là chuyện không dễ dàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Gỡ vướng các chính sách, cải cách thủ tục hành chính là những giải pháp cấp thiết để khơi thông các dự án bất động sản chậm tiến độ.

Cơ chế đặc thù là yếu tố then chốt, đẩy nhanh quá trình phê duyệt và giải quyết các vướng mắc pháp lý để thúc đẩy tiến độ các dự án đang trì trệ.

Các cuộc đấu giá đất tại huyện Quốc Oai và Sóc Sơn (Hà Nội) cuối tuần qua đã ghi nhận mức giá trúng cao gấp gần 20 lần mức giá khởi điểm.

Từ 1/4, Nghị quyết 171 được Quốc hội thông qua ngày 30/11/2024 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất có hiệu lực thi hành.

Sở Tài chính TP.HCM đã đề xuất hai phương án cho việc xây dựng trung tâm tài chính sau khi khảo sát và tham khảo ý kiến.

Địa phương có vai trò quan trọng trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất - theo quy định tại Điều 123 Luật Đất đai 2024.