Nhiều kỳ vọng về Luật Nhà giáo

Ngày nhà giáo Việt Nam năm nay là thời điểm dự án Luật Nhà giáo chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Với 9 Chương bao gồm 50 điều, dự án luật đang nhận được sự quan tâm từ đội ngũ nhà giáo cả nước.

Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp là một trong những điểm mới được đề xuất trong dự thảo Luật Nhà giáo, thu hút sự quan tâm của đội ngũ giáo viên.

Cô giáo Trương Thị Thu Thủy, Trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng, cho biết: "Mình cảm thấy rất vui, rất phấn khởi vì mình cảm thấy được đặt đúng vị trí, về công lao, sức lực cũng như sự đánh giá của Nhà nước về ngành nghề này".

Cô giáo Nguyễn Thị Diễn, Trường THCS Lê Lợi, Hải Phòng, cho rằng: "Tất cả các giáo viên đều mong muốn như vậy vì được hỗ trợ về kinh tế cho gia đình và mình cũng có thêm động lực trong công việc hiện tại của mình".

Đề xuất ngành giáo dục được chủ động tuyển giáo viên cũng là điểm đột phá của dự thảo Luật Nhà giáo, để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 như hiện nay. Bà Nguyễn Thị Nhàn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học A  Thượng B, Hà Nội, cho biết: "Mong muốn của mỗi nhà trường là khi chúng tôi thiếu giáo viên nào, chúng tôi được phép ký hợp đồng với giáo viên đó. Điều đó sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho phía các nhà trường".

Theo ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục nhà giáo và Quản lý cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Cơ quan quản lý giáo dục và các tổ chức giáo dục sẽ được tuyển dụng đúng người, đồng thời bảo đảm được tính tuyển dụng thường xuyên, không để xảy ra tình trạng thừa, thiếu giáo viên và tuyển dụng được đủ hết chỉ tiêu được giao cho ngành giáo dục".

Dự thảo Luật lần đầu tiên xác lập các quy định đối với nhà giáo ngoài công lập; nhà giáo được chuẩn hóa qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp; chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo và quản lý nhà nước về nhà giáo cũng được đề cập đầy đủ, toàn diện.

Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nhận định: "Chúng ta cần một số chính sách đặc thù đối với nhà giáo, tuy nhiên những chế độ, chính sách như thế nào và được áp dụng tới đâu cũng cần xem xét và rà soát kỹ lưỡng, sao cho đảm bảo được việc chúng ta tôn trọng, tôn vinh nhà giáo nhưng không mâu thuẫn với pháp luật hiện hành và đảm bảo không tạo ra sự cách biệt quá lớn giữa nhà giáo và các lực lượng lao động khác trong xã hội".

Trong không khí cả nước tri ân nhà giáo, việc Luật Nhà giáo được đưa ra trình Quốc hội mang lại nhiều hy vọng cho đội ngũ nhà giáo về cả vấn đề chuyên môn và chế độ chính sách, khẳng định vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo trong xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù cơn bão số 3 Yagi đã trôi qua hơn 3 tháng, nhưng đến nay một số địa phương vẫn khắc phục chưa xong hậu quả nặng nề về hạ tầng giao thông, với nhiều khu vực bị sạt lở nghiêm trọng, đường sá nứt hỏng, hiện hữu nguy cơ mất an toàn.

Để chuẩn bị tốt cho Tết dương lịch và Tết âm lịch Ất Tỵ, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông.

Năm 2024, ngành du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Theo bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ đêm 26/12, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét.

Sáng 25/12, “Báo cáo Kinh tế TP.HCM: Phục hồi và sẵn sàng sang kỷ nguyên mới” do Đại học Kinh tế TP.HCM và Cục Thống kê TP.HCM phối hợp thực hiện đã chính thức ra mắt. Trong đó đã chỉ ra 3 thách thức mà TP.HCM sẽ phải đối diện trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chương trình giới thiệu và trưng bày di sản văn hóa phi vật thể "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" và "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" sẽ diễn ra từ ngày 27-29/12 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 Hàng Buồm, Hà Nội.