Nhiều ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro

Bức tranh kinh doanh năm 2023 của ngành ngân hàng có nhiều kết quả lạc quan, tuy nhiên lợi nhuận nhiều ngân hàng giảm mạnh do tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu.

Năm qua, Ngân hàng TMCP Hàng Hải MSB là ngân hàng có tỷ lệ tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất, tăng 244%, tương đương 1.647 tỷ đồng.

VietinBank trích đến hơn 25.115 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 6% so với năm trước. Với mức này chiếm gần một nửa lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

Chi phí trích lập dự phòng rủi ro của TPBank tăng mạnh 114% lên gần 4.000 tỷ đồng, kéo lãi sau thuế cả năm về mức 5.588 tỷ đồng, giảm gần 29% so với năm 2022.

Năm qua tổng trích lập dự phòng của VIB là 4.846 tỷ đồng, cao gấp 3,7 lần năm 2022.

Nhiều ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro

Ở các ngân hàng quy mô nhỏ như BacABank, VietABank, Bảo Việt Bank, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng đã kéo lợi nhuận đi chậm, thậm chí đi lùi.

Năm 2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã đạt 4,95%, nợ xấu bán cho VAMC và nợ có nguy cơ trở thành nợ xấu của các ngân hàng là rất lớn. Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đặt ra mục tiêu cho các ngân hàng là nợ xấu dưới 3%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị trường chứng khoán trong nước ngày 15/11 tiếp tục có diễn biến tiêu cực khi gần 550 cổ phiếu giảm điểm trong phiên cuối tuần, VN-Index lại mất thêm gần 14 điểm. Hàng loạt mã chứng khoán, ngân hàng mất 2-3% thị giá.

Ngày 15/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.290 VND/USD, tăng 2 VND.

Vàng nhẫn trơn trước đây thường được mua để làm quà biếu, tặng nhưng nay nhiều người tìm mua để tích lũy tài sản và trở thành kênh đầu tư hấp dẫn trong năm nay. Trước biến động lớn của mặt hàng này, các nhà đầu tư nên thận trọng, không nên đầu tư theo tâm lý đám đông để tránh rủi ro.

Theo các chuyên gia, vàng đã chuyển sang xu hướng giảm, báo hiệu khả năng giảm sâu hơn nữa. Trong nước, giá vàng miếng giảm mạnh nhất là 500.000 đồng, giá vàng nhẫn giảm cao nhất tới hơn 1 triệu đồng.

Ngày 14/11, giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước đồng loạt giảm mạnh. So với mức giá kỷ lục thiết lập vào cuối tháng 10, mỗi lượng nhẫn trơn thấp hơn khoảng 7 - 8,5 triệu đồng/lượng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 14/11 kết phiên chìm trong sắc đỏ khi chịu áp lực kép từ nhóm ngân hàng và chứng khoán. Đà bán tháo đột ngột xuất hiện từ giữa phiên chiều đã đẩy VN-Index xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua.