Nhiều ngành hàng đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh

Mặc dù còn bị nhiều khó khăn bủa vây, nhưng thị trường được dự báo sẽ phục hồi nhanh trong năm 2024 trên cơ sở nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh sản xuất kinh doanh.

Ngành dệt may năm nay đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023. Ngay từ đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường Nhật Bản, Australia, Nga, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông… tăng đều.

Với ngành gạo, mục tiêu xuất khẩu năm 2024 của cả nước dự kiến đạt 5,3 tỷ USD, tăng gần 13% so với năm 2023.

Nhiều ngành hàng đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh

Còn ngành thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt 9,22 triệu tấn, tương đương thực hiện năm 2023; kim ngạch xuất khẩu đạt 9,5 tỷ USD, tăng nhẹ 3% so với 2023, tuy nhiên so với năm đỉnh điểm 2022 vẫn giảm 13%.

Năm 2024, ngành Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%; duy trì cán cân thương mại xuất siêu (dự kiến xuất siêu 15 tỷ USD).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến hết ngày 15/12 đạt trên 747 tỷ USD.

Tổng cục Thuế cho biết cơ quan thuế đã thu hồi gần 4.300 tỷ đồng của 6.500 người nợ thuế qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh.

Không khí Giáng sinh đang dần tràn ngập khắp các con phố nhưng sức mua trên thị trường quà tặng Noel năm nay lại không mấy khả quan. Không ít chủ cửa hàng thận trọng nhập hàng do dự đoán tình hình kinh doanh khó khăn.

Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.