Nhiều quốc gia đầu tư phát triển nguồn năng lượng sạch | Nhìn ra thế giới | 01/05/2024

Nhằm hướng tới mục tiêu tham vọng về khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch. Theo IAEA, việc tăng cường sản xuất điện từ các nguồn phát thải thấp, bao gồm năng lượng mặt trời, gió và thủy điện, cũng như địa nhiệt dự kiến sẽ chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng điện vào đầu năm 2025. Còn Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) thì cho rằng, thế giới cần khoảng 35.000 tỷ USD cho công nghệ chuyển đổi năng lượng sạch vào năm 2030, bao gồm nâng cao hiệu quả, điện khí hóa, mở rộng lưới điện và tính linh hoạt. Mỹ, Trung Quốc và Australia là những quốc gia đang nỗ lực đầu tư để thúc đẩy các sáng kiến chống biến đổi khí hậu và sản xuất năng lượng sạch.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bối cảnh thị trường robot sẽ có những thay đổi đáng kể khi chúng ta kết thúc năm 2024. Dự đoán đến năm 2025, robot được trang bị AI sẽ tự động hóa 50% các tác vụ, tăng năng suất lên 30%. Việc tự động hóa sản xuất bằng AI và robot có thể đóng góp tới 1,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025. Vậy có những xu hướng nào đối với thị trường robot năm 2025?

Việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol không phải là hồi kết cho tình hình chính trị hỗn loạn ở Hàn Quốc, mà chỉ kết thúc một cuộc đối đầu giữa hành pháp và lập pháp xung quanh lệnh thiết quân luật. Sự gia tăng các cuộc điều tra cũng phơi bày những rạn nứt chính trị và thể chế sâu sắc, có thể dẫn đến hậu quả là đẩy nền chính trị Hàn Quốc vào sự bế tắc và phân cực sâu sắc hơn.

Taylor Swift đã chính thức khép lại chuyến lưu diễn “The Eras Tour” với gần 150 đêm diễn tại 51 thành phố trên khắp thế giới. Doanh thu hơn 2 tỷ USD, đây là chuyến lưu diễn âm nhạc có doanh thu cao nhất mọi thời đại, cho thấy sức ảnh hưởng đặc biệt của nữ ca sỹ trong ngành công nghiệp âm nhạc, văn hóa và kinh tế.

Chiếm khoảng 20% lượng khí nhà kính do con người thải ra, methane có nguy cơ gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu mạnh hơn khí CO2 gấp 80 lần trong khoảng thời gian 20 năm và ước tính đã góp phần gây ra 30% tình trạng nóng lên toàn cầu kể từ thời kỳ tiền công nghiệp.

Trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang tìm cách tái thiết chính phủ sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm gây chấn động, thì Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đang chật vật duy trì quyền lực khi liên minh cầm quyền tại nước này sụp đổ. Sự bất ổn chính trị tại Pháp và Đức làm dấy lên mối lo ngại về tương lai bất ổn của Liên minh châu Âu EU.

Xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra khốc liệt, trong bối cảnh cả hai bên tham chiến đều đang cố gắng để có được vị thế tốt nhất có thể trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 năm tới và sẽ có những thay đổi trong chính sách của Washington đối với cuộc chiến kéo dài gần ba năm này.