Nhiều rào cản trong tiếp cận vốn xanh cho doanh nghiệp

Tín dụng xanh là một phần quan trọng của kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn, cung cấp các công cụ tài chính và nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu liên quan đến bảo vệ môi trường như: tín dụng xanh, trái phiếu xanh...

Tuy nhiên, trên thực tế việc huy động và phát triển dòng vốn xanh cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định như: hệ thống pháp luật về tài chính xanh của Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện, đồng bộ; chưa có quy định chung của quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành...

Từ đầu năm, ngân hàng đã đưa ra gói tín dụng xanh 3.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,3% - 6.8%/năm. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có bộ tiêu chí xác định doanh nghiệp xanh cụ thể, do đó ngân hàng đã phải tự đưa ra một bộ tiêu chí riêng để tiếp cận khách hàng của mình.

Bà Hoàng Phương Linh, Giám đốc Quản lý quan hệ Nhà đầu tư - Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam cho biết: "Phân loại xanh để các dự án có các tiêu chí, định nghĩa về xanh, xác định là xanh vẫn đang là một vấn đề. Từ đầu năm chúng tôi đã đưa ra phân loại xanh dùng riêng trong nội bộ ngân hàng, chúng tôi cấp tín dụng cho khách hàng với mức lãi suất ưu đãi, đây cũng là bước tiến và cũng là để kiểm thửu thị trường và xem phản hồi của khách hàng thế nào".

Theo các doanh nghiệp, khó khăn trong quá trình tiếp cận tài chính xanh thường gặp như: thiếu thông tin về các đơn vị cấp tín dụng xanh; chi phí tài chính thực tế; tiêu chí dự án xanh chưa cụ thể, rõ ràng. Các quỹ tín dụng xanh thường không chấp nhận tài sản đảm bảo, doanh nghiệp cần có bảo lãnh ngân hàng. Các dự án quy mô nhỏ nên khó tiếp cận vốn vay nước ngoài, rủi ro về chênh lệch tỷ giá.

Việt Nam đang đặt ra những mục tiêu rất cao, đó là đến năm 2050 giảm phát thải ròng carbon bằng 0; quy mô nền kinh tế xanh từ 6,7 tỷ USD năm 2020 lên đến 300 tỷ USD trong tổng GDP quốc gia vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Việt Nam cần nhiều bước đi đột phá, đặc biệt thu hút sự đồng hành của khu vực kinh tế tư nhân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước tiếp đà tăng mạnh, với giá vàng miếng vượt mốc 86 triệu đồng/lượng.

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.

Hiện nay, việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước là bắt buộc đối với các cấp ngân sách nhà nước (NSNN), đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) có sử dụng vốn NSNN.

Giá Bitcoin tiến sát ngưỡng 100.000 USD khi các nhà đầu tư đặt cược rằng cách tiếp cận quản lý thân thiện hơn của Mỹ đối với tiền điện tử dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ mở ra kỷ nguyên bùng nổ cho loại tài sản này.

Hôm nay, 21/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng nóng theo đà tăng của giá vàng quốc tế. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn mua vào tăng cả triệu đồng, bán ra đắt thêm 500-7000 nghìn đồng mỗi lượng.