Nhiều tai nạn nghiêm trọng do tự chế pháo nổ

Cụt tay, cụt chân, bị thương ở ngực, bụng là những vết thương do pháo nổ rất thảm khốc mà các nạn nhân phải gánh chịu do tự ý mua và học cách chế pháo nổ trên mạng.

Trong ba tháng cuối năm, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã tiếp nhận 21 nạn nhân bị tai nạn do pháo nổ, trong số đó có tới hơn 50% các nạn nhân còn nhỏ tuổi.

Một nạn nhân mới 13 tuổi nhập viện trong tình trạng bàn tay phải không còn, vết thương ở phần ngực, bụng, chân rất nặng, rất nhiều các vết thương ở phần mềm như mặt, tay và vùng sinh dục. Ngay khi nhập viện, các bác sĩ đã phải ngay lập tức đưa vào phòng phẫu thuật để xử lý vết thương phần ngực.

Còn một nạn nhân khác nhập viện trong tình trạng một bàn tay phải, bàn chân phải dập nát, bàn tay trái không còn, hai giác mạc bị tổn thương, nhiều vết thương ở phần mềm do đang tự chế pháo thì bất ngờ quả pháo phát nổ.

Cứ đến thời điểm giáp Tết, tình trạng buôn bán, tàng trữ, chế tạo, sử dụng trái phép các loại pháo nổ lại diễn ra phức tạp. Đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do tự chế pháo nổ, chủ yếu là thanh thiếu niên học cách chế tạo pháo từ mạng xã hội.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh – Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, cho hay: "Trong rất nhiều trường hợp chúng tôi gặp các cháu trong tình trạng đa chấn thương, có thể dập nát cả hai tay, dập nát hai đùi, mất dương vật, vết thương hoả khí, vết thương thành bụng, vỡ hoặc thủng ruột non...Với những chấn thương ngực thì có thể gây ra gãy xương sườn, rồi trường hợp tràn máu, tràn khí màng phổi. Hoặc có những cháu bị đa chấn thương trên mặt, gãy xương hàm hoặc thậm chí ảnh hưởng đến mắt, hỏng mắt, để lại di chứng nặng nề cho người bệnh".

Hệ lụy từ pháo nổ là rất nặng nề, đặc biệt khi các bệnh nhân đều còn rất trẻ. Các bác sĩ khuyến cáo các gia đình cần nâng cao cảnh giác, tuyên truyền, vận động người thân, con em chấp hành nghiêm các quy định về quản lý pháo, không tự ý chế tạo, sử dụng pháo nổ (thuốc pháo) để ngăn chặn nguy cơ, hậu quả đáng tiếc xảy ra từ pháo nổ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một ca ghép phổi mà bệnh nhân là một bác sĩ trẻ vừa được thực hiện thành công tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Đây là ca ghép thứ 3 trong năm 2024 được thực hiện tại bệnh viện.

Trước việc các ca nhiễm virus HMPV đang tăng tại Trung Quốc, các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Nhiều nước đã đưa ra cảnh báo về HMPV, lưu ý rằng nó giống với Covid-19 và cúm.

Sự bùng phát của bệnh viêm đường hô hấp do virus Metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc đại lục đã thu hút sự chú ý lớn từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận. Hiện cả Hồng Kông (Trung Quốc) và Malaysia đều báo cáo về nhiều trường hợp mắc bệnh. Vậy chính xác HMPV là gì? Những nhóm người nào cần phải cẩn thận trước virus này?

Chiều 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc. Đồng thời, sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh.

Giao Sở Y tế cấp giấy phép hành nghề cho bệnh viện tư nhân là một trong những điểm mới quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh mà Bộ Y tế vừa ban hành.

Cụt tay, cụt chân, bị thương ở ngực, bụng là những vết thương do pháo nổ rất thảm khốc mà các nạn nhân phải gánh chịu do tự ý mua và học cách chế pháo nổ trên mạng.