Nhiều tranh cãi về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, vẫn giữ đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở để tự dùng và nối lưới quốc gia sẽ không được bán hoặc bán giá 0 đồng.

Theo dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất nếu loại hình điện mặt trời mái nhà không nối lưới sẽ được phát triển không giới hạn. Trường hợp nối lưới, người dân được quyền phát hoặc không phát sản lượng dư vào hệ thống nhưng thanh toán 0 đồng.

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết: '' Ưu tiên khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản, tự tiêu và đặc biệt có điện mái nhà của người dân...''.

Bộ Công Thương cho biết phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để phục vụ tiêu thụ tại chỗ. Tổng công suất theo hình thức này không vượt quá công suất được phân bổ trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII (2.600 MW).

Phát triển điện áp mái.

Theo tính toán, một hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà ở nhà dân công suất 5 kW, tích hợp thiết bị lưu trữ 5 kWh có chi phí khoảng 80-90 triệu đồng. Nếu hòa vào điện lưới, sẽ cần đầu tư thêm pin lưu trữ.

TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, nhận định: ''Đương nhiên phải đầu tư hệ thống pin lưu trữ, nó đắt hơn cả hệ thống lắp đặt các mảng hoàn thiện và mảng bán dẫn''.

Chuyên gia cho rằng cần một cơ chế hỗ trợ, đặc biệt về đầu tư ban đầu, nếu không sẽ rất khó để thu hút đầu tư.

Chuyên gia cho rằng mục tiêu Bộ Công Thương đưa ra là tốt, góp phần giảm phát thải ròng. Nhưng nếu hoà lưới điện với mức giá 0 đồng là điều vô lý. Do vậy, cần chính sách thông thoáng hơn và sự đầu tư ngay từ ban đầu.

Điện mặt trời đang được khuyến khích tại nhiều quốc gia trên thế giới.

PGS. TS. Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, cho biết: ''Giai đoạn đầu, cần nhà nước đầu tư về truyền tải, đấu nối, như vậy mới tạo điều kiện cho dân, trong điều kiện đời sống người dân chưa được cao...''.

Điện mặt trời đang được khuyến khích tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chính phủ Đức khuyến khích người dân tham gia qua cơ chế mua bán giá điện FIT - cam kết mua năng lượng tái tạo do các nhà sản xuất quy mô nhỏ cung cấp với giá cao hơn thị trường. Chính phủ Malaysia thì chi trả tiền thuê diện tích mái nhà của người dân để khai thác năng lượng mặt trời. Mỹ công bố khoản tài trợ liên bang trị giá 7 tỷ USD cho các dự án năng lượng mặt trời.

Phải có sự hỗ trợ và đầu tư của nhà nước mới có thể khuyến khích phát triển được điện mái nhà.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng qua, tại phiên 5/9, do lo ngại về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc, khả năng nguồn cung từ Libya tăng lấn át việc kho dự trữ dầu của Mỹ giảm và Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng.

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng - giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Riêng trong ngày mai, Vietjet Air sẽ ngừng khai thác gần 90 chuyến bay, Bamboo Airways hủy 14 chuyến.

60% vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội thuộc các dự án của Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí, chế tạo.

Trong 8 tháng, xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng nông nghiệp đều tăng. Lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu 28,28 tỷ USD.

Một số ngân hàng đầu tư lớn toàn cầu vừa giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, dẫn tới lo ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm 2024.