Nhiều vấn đề nóng về môi trường được chất vấn tại Quốc hội
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, đã có hơn 100 đại biểu đăng ký đặt câu hỏi chất vấn, số đại biểu tham gia tranh luận cũng khá nhiều. Điều này cho thấy sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội và cả xã hội dành cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Mở đầu phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, phiên chất vấn tiến hành theo cách thức “hỏi nhanh, đáp gọn”. Các đại biểu được quyền tranh luận lại để làm rõ hơn vấn đề mình quan tâm.
Tăng cường quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý các hồ đập thuỷ lợi; xâm nhập mặn; sạt lở; lấn biển hay giải pháp để hồi sinh các dòng sông chết; an ninh nguồn nước; đất hiếm là những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra vấn đề ngập úng đô thị cũng là nội dung được các đại biểu chất vấn.
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận phát biểu: "Một trong những nguyên nhân gây ngập úng tại các đô thị, nhất là các đô thị lớn là các công trình bê tông, khu dân cư lấn chiếm ao, hồ. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp căn cơ để khắc phục".
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Hữu Thông, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết: "Chúng ta mới chỉ chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển đô thị, chủ yếu về hạ tầng, dịch vụ, dân cư mà chưa tính sâu, sát về định hướng lâu dài, trong đó có thoát nước. Do đó, cần nghiên cứu quy hoạch, xây dựng đô thị một cách đồng bộ và bài bản, nâng cấp hệ thống thoát nước ở các đô thị, đặc biệt là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh".
Các đại biểu cũng nêu câu hỏi về việc nâng cao chất lượng lập, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo công tác thoát nước cũng như xử lý nước thải đô thị.
Trên cơ sở nhận diện các nguyên nhân, nhiều giải pháp cụ thể đã được đưa ra để triển khai khắc phục trong thời gian sắp tới. Đây cũng sẽ là cách để cử tri giám sát việc thực hiện “lời hứa” của các vị trưởng ngành sau phiên chất vấn.
Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024) vào tối 21/11, tại Hà Nội.
Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hoà Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu chính sách tại Học viện Giáo dục cấp cao về Đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominicana với chủ đề: “Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".
Chiều 21/11, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine.
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20/11, theo giờ địa phương, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Phòng trào Cánh tả Thống Nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực của Chính phủ Cộng hòa Dominicana.
0