Nhiều vướng mắc khi chuyển đổi nhà tái định cư sang NƠXH
Nhà tái định cư, nhà ở sinh viên, xây dựng bằng ngân sách, chịu sự quản lý theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Do vậy, khi chuyển đổi sang nhà ở xã hội để bán sẽ phải xác định giá trị tài sản, lên đơn giá làm cơ sở định giá.
Trong khi đó, tổ chức nào có trách nhiệm, thành phần tham gia ra sao, việc xác định và thẩm tra như thế nào… chưa có quy định rõ ràng.
Một khó khăn khác dễ nhìn thấy là diện tích xây dựng. Theo qui định, nhà ở xã hội có tiêu chuẩn xây dựng không quá 70m2. Trong khi 70% căn hộ tái định cư hiện nay có diện tích lớn hơn.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Lê Thành, cho biết: "Nhà ở xã hội có diện tích từ 25 đến 70m2 nhưng những căn hộ này 70 % là diện tích hơn 70m2, vậy khi chuyển về nhà ở xã hội có phù hợp với luật hay không?
Kế tiếp là thành phố cũng nên dự trữ dự phòng một số quỹ nhà để khi thực hiện các dự án trong tương lai về giải tỏa đền bù tái định cư, có quỹ nhà sẵn để đẩy nhanh tiến độ mà thực hiện các dự án".
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp tội BĐS Việt Nam, cho rằng: ''Một dự án nhà tái định cư sau khi đã hoàn thành 12 tháng mà không đưa vào sử dụng được thì nên có qui định được chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhà ở xã hội.''
Thống kê cho thấy Hà Nội hiện có khoảng 4.000 căn hộ thuộc nhiều dự án tái định cư, nhà sinh viên… bị bỏ hoang, hoặc không có người dân về ở, gây ra sự lãng phí lớn.
Tuy nhiên, chính sách và các thủ tục là nguyên nhân khiến việc chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhà ở xã hội của các khu nhà này, dù nhận sự đồng thuận cao, nhưng kết quả không khả quan.
KTS Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho rằng: "Việc chuyển vốn ngân sách thì có một quy trình khá chặt chẽ và phức tạp cho nên cũng không thể nào dễ dàng chuyển đổi được. Nếu mà dễ quá thì sẽ rất dễ để nhiều nhóm lợi ích tham gia vào. Chúng ta hãy làm thử nghiệm từ quy mô nhỏ".
Việc giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai giúp người mua nhà giảm áp lực tài chính, đồng thời giúp chủ đầu tư huy động vốn. Tuy nhiên, việc làm này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ trở thành lỗ hổng gây nhiễu loạn thị trường nếu không có các văn bản dưới luật với các hướng dẫn cụ thể.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9 năm nay, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng 9,15% so với cuối năm 2023, đạt 3,15 triệu tỷ đồng.
Thị trường bất động sản Việt Nam luôn là “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là tiềm năng rất lớn nếu chúng ta khai thác hiệu quả nhưng thực tế cũng đang đặt ra không ít khó khăn, thậm chí là thách thức cần giải quyết.
Trước tình trạng nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thu hút vốn đầu tư FDI vào bất động sản là cần thiết, nhưng cũng cần sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 5 dự án, đa phần là chung cư cao cấp, giá thị trường rao bán từ 70-100 triệu đồng một m2 (tại quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân), được phép bán cho người nước ngoài sở hữu.
Bất động sản tăng giá phi lí, trong khi thu nhập của người dân không tăng, khiến giấc mơ an cư trở nên xa vời với rất nhiều người.
0