Nhịp sống Hà Nội (ngày 10/01/2023)

Cứ vào thời điểm giáp Tết, hầu như các cửa hàng may đo ở Hà Nội đều rất bận rộn để kịp chuẩn bị những bộ trang phục mới cho người dân đón Tết. Theo phong tục dân gian thì dù giàu hay nghèo, mọi người thường sắm sửa quần áo mới, hoặc mặc trang phục tươm tất để đón Giao thừa, đón năm mới với ý nghĩa là bỏ cái cũ và chào đón cái mới, biểu tượng của điềm lành, ấm no, hạnh phúc.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bước ra từ cuộc chiến khốc liệt Vị Xuyên, hơn ai hết, ông Nguyễn Ngọc Quang (Hàng Chuối, Hoàn Kiếm), hiểu rõ giá trị của hòa bình cho Tổ quốc và giá trị của yên bình với mỗi người. Bình yên của người cựu chiến binh, chẳng cần to tát hay xa vời, chỉ là những chiều đi bộ trên phố phường tấp nập, nhìn nắng nhạt xuyên qua những tán cây.

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ. Rất nhanh, tiếng huyên náo trước cổng trường tan đi, thay vào đó, là những bước chân trẻ nhỏ chạy dọc các con ngõ. Không phải về nhà, lũ trẻ từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.

Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.

Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.