Nhịp sống trên phố Hàng Khoai
Một ngày mới đến như bao ngày trên con phố Hàng Khoai thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm được đánh thức bằng thanh âm của những gánh hàng rong, những hàng quà và những mặt hàng trên phố.
Nằm bên cạnh trái của chợ Đồng Xuân, phố Hàng Khoai nối dài từ đường Trần Nhật Duật đến phố Hàng Lược, cắt ngang phố Nguyễn Thiệp, đi qua ngã tư hàng Giấy, Đồng Xuân. Con phố được biết đến với sự nhộn nhịp kinh doanh và một di tích kiến trúc nghệ thuật quán chùa Huyền Thiên.
Các phố hàng xưa vẫn được đặt tên gắn với tên mặt hàng bán trên phố. Nhưng sự chuyển biến của thời gian đã khiến nhiều con phố thay đổi hình thái kinh doanh. Phố Hàng Khoai hiện là con phố với đa dạng mặt hàng kinh doanh nhưng chủ yếu vẫn là đồ gia dụng, thủy tinh, gốm sứ.
Theo như bà Hoàng Bạch Yến (phố Hàng Khoai, Hà Nội), những mặt hàng như thủy tinh, sành sứ hay mây tre cũng hơn 50 năm. Nhiều gia đình như bà Yến vẫn giữ nghề bán từ cha ông để lại. Cả phố chỉ có 2-3 nhà còn duy trì ngành hàng mây tre đan này.
"Hàng bây giờ ế lắm, nhưng đến giờ vẫn chẳng ai hỏi han. Năm nay kinh tế khó khăn nên thu nhập của mọi người cũng kém", bà Yến nói.
Những chiếc chảo các loại, rổ inox, xoong nồi, các loại cốc chén, bình lọ thủy tinh,… tất cả đều trở thành những mặt hàng truyền thống của con phố này. Nhà hàng, quán ăn hay thậm chí là gia đình đều là những khách hàng thường xuyên của các bà hàng trên phố hàng Khoai. Câu chuyện của những người phụ nữ trên phố ngày đông cứ nối tiếp ngày này qua ngày khác. Họ tâm sự, chia sẻ với nhau tất cả mọi chuyện trong cuộc sống.
Bà Đào Phương Khanh (phố Hàng Khoai, Hà Nội) chia sẻ, từ sau dịch Covid, các hàng quán trên phố Hàng Khoai dường như ế ẩm, chủ hàng ngày nào cũng "ngồi chơi".
Cửa hàng của bà Đào Phương Khanh là một khoảnh nhỏ với các dao, kéo, chân đèn, các đồ inox đã bám bụi. "Già rồi nên bán được đồng nào thì bán rồi cũng nghỉ, bán nốt cho đỡ phí. Ra đây ngồi cốt để mua vui", bà Khanh vui vẻ nói.
Sự thay đổi về hình thức kinh doanh cũng như nhu cầu của người tiêu dùng đã làm cho các phương thức kinh doanh truyền thống giảm sút về số lượng khách đến. Ngay cả những hàng ăn trên phố, ít nhiều cũng ảnh hưởng theo.
Gần cuối năm, khách không tấp nập, những người chủ hàng như chị Kiều Trinh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) rất sốt ruột. Bởi thế cứ thấy khách hỏi là những người bán hàng vội vàng chào mời. Chị Trinh cho biết: "Cùng thời điểm này năm ngoái thì khách rất đông, tuy nhiên năm nay thì nhân viên ngồi không, nên có một khách vào là nhân viên tấp nập mời chào".
Dù người mua nhiều hay ít, các căn nhà mặt phố, mặt ngõ vẫn luôn mở của với đa dạng mặt hàng. Xen lẫn giữa các cửa hàng là những con ngõ, nơi đó là một cuộc sống khác với bên ngoài mặt phố. Là sự yên bình hoặc tĩnh lặng, khác hẳn so với tiếng còi xe bên ngoài mặt đường.
Mỗi ngày, bà Khanh đều ngồi đầu ngõ những mong bán nốt số hàng tồn. Mỗi ngày, bà Yến cũng đều đặn mở hàng buổi sáng, ngồi ngắm phố và chờ khách. Có một nhịp sống như thế trên các phố hàng vài năm trở lại đây.
Ngày xưa, khi cuộc sống còn khó khăn và thiếu thốn, có những món ăn giản dị nhưng lại chứa đựng bao nhiêu tình cảm và kỷ niệm. Một trong những món ăn đặc trưng của làng quê thời ấy chính là châu chấu rang. Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận món ăn này ngay từ lần đầu, nhưng nếu đã một lần thử thì hương vị thơm lừng đậm đà từ châu chấu rang sẽ khiến lòng người khó quên.
Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Thưởng thức từng hạt xôi dẻo, từng viên kem ngọt thơm trên những con phố của Hà Nội, dù là mùa đông hay hè cũng đều đem lại cảm giác thật khó quên.
Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.
Tiết chào cờ đầu tuần của buổi sáng thứ hai luôn được các nhà trường duy trì với nhiều hoạt động sôi nổi để khởi động một tuần học tập đầy hứng khởi.
Có bao giờ khi bước đi trên phố và ngắm nhìn những khung cửa sổ của những ngôi nhà bên đường bạn chợt nhận ra đó chính là nơi những công dân đô thị 'kết nối' với bầu trời. Nhưng tiếc thay, những ô cửa sổ ấy, đôi khi, lại chẳng thể mở ra khoảng trời đủ rộng thỏa mãn khát khao 'bay cao' của những con người sống trong những ngôi nhà có những ô cửa sổ ấy.
0