NHNN đồng hành cùng doanh nghiệp bình ổn thị trường TP.HCM

Việc tham gia cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp của ngân hàng đã góp phần trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá thành, giữ ổn định giá bán các mặt hàng thiết yếu, từ đó hỗ trợ trực tiếp người tiêu dùng trong dịp mua sắm cuối năm. Doanh nghiệp bình ổn thị trường TP.HCM đã chuẩn bị hơn 22.000 tỷ đồng phục vụ 2 tháng Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trong đó có hơn 8.500 tỷ đồng chuẩn bị hàng bình ổn thị trường.

Hiện là thời điểm tương đối áp lực với doanh nghiệp bình ổn khi vừa sản xuất, vừa tìm cách giữ giá cả. Một số doanh nghiệp cho biết đã bắt đầu được giảm lãi suất cho vay và tiếp cận được vốn tín dụng dịp cuối năm. Dù chưa đáp ứng đủ nhu cầu, tuy nhiên, đây là tín hiệu tích cực đối với doanh nghiệp để yên tâm giữ giá cả. Trao đổi với phóng viên Bản tin Kinh tế tài chính, đơn vị này cho biết đây là năm thứ 20 doanh nghiệp tham gia vào chương trình bình ổn thị trường của TP.HCM, việc được tiếp cận dòng vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi đã khiến doanh nghiệp có thêm nguồn lực để ổn định giá cả, đủ khả năng phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng 30-50% trong tháng Chạp

Đây là năm thứ 21 TP.HCM triển khai chương trình bình ổn thị trường và chuẩn bị hàng hóa Tết, cũng là năm đầu tiên thành phố triển khai chương trình bình ổn thị trường theo quy chế. Doanh nghiệp tham gia trên cơ sở đồng thuận, đồng hành và tuân thủ nghiêm quy định của chương trình, góp phần ổn định giá cả, không để xảy ra bất kỳ tình huống khan hàng, số giá do đầu cơ. Theo sở Công thương TP.HCM, mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng chương trình bình ổn thị trường Tết Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn Thành phố có 44 doanh nghiệp tham gia, tăng 03 doanh nghiệp so năm 2022, 11 doanh nghiệp bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ học tập, phần lớn là doanh nghiệp quy mô lớn, thương hiệu uy tín, chiếm thị phần cao.

Nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại TPHCM trong 2 tháng cuối năm, ngành ngân hàng TPHCM dành 9.000 tỷ đồng cho vay bình ổn thị trường với lãi suất ngắn hạn 4-6%/năm. Với việc được tiếp cận vốn từ các ngân hàng đã góp phần trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá thành, giữ ổn định giá bán các mặt hàng thiết yếu, từ đó hỗ trợ trực tiếp người tiêu dùng dịp cuối năm.

Đối với dịp tết cổ truyền âm lịch ngành ngân hàng tập trung vào các gói tín dụng ưu đãi, nhất là gói tín dụng cho vay đối với DN bình ổn thị trường. trong thời gian qua đã giải ngân doanh số cho vay khoảng 13.000 tỷ với lãi suất thấp từ 4-6% hỗ trợ trực tiếp cho các DN bình ổn thị trường. trong đó với lãi suất thấp hỗ trợ cho DN về mặt chi phí lãi vay, giúp DN giữ được giá thành, ổn định được giá bán, góp phần đảm bảo phát huy vai trò của bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo tốt nhất nhu cầu về giá cho người dân trong dịp tết cổ truyền âm lịch

Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Sở Công Thương phối hợp với ngành Ngân hàng hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ tết với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau tết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.