Nhức nhối tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại Long Biên

Nhằm bảo đảm mỹ quan đô thị, an toàn cho người tham gia giao thông, từ đầu năm đến nay lực lượng chức năng quận Long Biên đã xử phạt vi phạm hành chính trên 2 tỷ đồng đối với 330 trường hợp có hành vi lấn chiếm lòng, lề đường và xe chở cồng kềnh, dừng, đỗ sai quy định… Thế nhưng, vì mục đích kinh doanh, gần đây một số trường hợp lại tái diễn vi phạm, biến vỉa hè, lòng đường thành nơi buôn bán, trông giữ phương tiện giao thông trái quy định.

Biển quảng cáo chắn ngang phần đường dành cho người đi bộ. Còn hàng hóa, xe máy thì dựng tràn ra ngoài vạch kẻ vỉa hè. Bất đắc dĩ lòng đường trên phố Thạch Bàn, phường Thạch Bàn, quận Long Biên trở thành nơi dừng đỗ ô tô, xe máy cho khách hàng. 

Tại phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, thường xuyên có người uống cà phê, ăn sáng tấp nập dù đã là 9-10 giờ sáng. Các cửa hàng kinh doanh luôn nhộn nhịp người ra vào, bảng menu quán, bàn ghế cũng dựng ngay trên vỉa hè để đón khách. 

Hay tại đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm, những xe bán hàng rong thản nhiên bày hàng, chào khách ngay ngã ba đường. Hoạt động buôn bán diễn ra tấp nập, bỏ qua việc đang dứng dưới lòng đường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông bất cứ lúc nào. 

Điểm chung của những tuyến phố xuất hiện nhiều vi phạm trật tự đô thị là mật độ phương tiện giao thông qua lại cao, phần lớn chưa có quỹ đất để xây bãi gửi xe tập trung, nhiều tuyến phố có phần đường dành cho người đi bộ diện tích chật hẹp song lại xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán cà phê. Nếu không phương án xử lý nghiêm, dứt điểm thì sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm, bất tiện cho người dân khu vực và người tham gia giao thông. 

Mặc dù theo lãnh đạo phường Ngọc Lâm, việc xử lý vi phạm trật tự đô thị diễn ra thường xuyên, dứt điểm nhưng theo quan sát của chúng tôi, đây vẫn chỉ như "bắt cóc bỏ đĩa". Bởi chỉ cần vắng bóng lực lượng chức năng thì tình trạng vi phạm lại đâu vào đó. 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh của Hà Nội, Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt khoảng 70 - 90% và đến năm 2035 đạt 100%.

Tại Kỳ họp thứ 17, Khóa XVI, HĐND thành phố Hà Nội, ngày 3/7, các đại biểu đã chất vấn và trả lời chất vấn về trách nhiệm đối với các dự án, công việc còn chậm triển khai.

"Nếu làm việc trên tinh thần, thái độ phục vụ bằng trái tim thì chắc chắn hiệu quả, chất lượng công việc và đặc biệt là niềm tin và sự hài lòng của người dân với hệ thống sẽ rất tốt", là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 17, Khóa XVI, HĐND thành phố Hà Nội, ngày 3/7.

Sáng 3/7,đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã chất vấn lãnh đạo thành phố về nhóm vấn đề thứ nhất mà cử tri quan tâm là việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Cục Đường sắt Việt Nam đã đề xuất cấp thẩm quyền bố trí 425 tỷ đồng sửa chữa hai cầu đường sắt Long Biên, Phú Lương trong kỳ trung hạn 2026-2031.

Thông tin từ Sở Lao động-Thương binh Xã hội, 6 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 124.920 người lao động, đạt 75,7% kế hoạch giao trong năm.