Những bài ca đi cùng năm tháng

Những tác phẩm âm nhạc cách mạng không chỉ được nhắc đến, được nhớ lại mỗi dịp kỷ niệm, mà còn luôn hiện hữu trong đời sống âm nhạc đương thời. Trân trọng và tự hào về lịch sử của dân tộc, các thế hệ nhạc sĩ, ca sĩ sau này đã thể hiện bằng cách biểu diễn và phối khí lại các ca khúc cách mạng, đưa các tác phẩm âm nhạc vang bóng một thời, tới gần hơn với công chúng, trong đó có thế hệ trẻ.

Người kể chuyện Trường Sơn bằng âm nhạc

Chúng ta đang được sống trong không khí của những ngày kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước. Không chỉ là phố phường đẹp hơn, với cờ hoa, với những áp phích đỏ rực mà chúng ta luôn được nghe nhiều hơn các nhạc phẩm viết về thời kỳ đấu tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc, sự hy sinh của những người lính. Công chúng vẫn hay gọi nhạc cách mạng, nhạc truyền thống một cách trìu mến là nhạc đỏ.

Trong nền âm nhạc Việt Nam có một dòng nhạc phát triển giữa giai đoạn trường kỳ kháng chiến, gian khổ, mất mát nhưng anh dũng, tự hào. Những ca từ và giai điệu hào sảng, mạnh mẽ, như lời hiệu triệu toàn dân, toàn quân cùng chung tay, góp sức vì độc lập, tự do của dân tộc. Chiến tranh khép lại, trải qua từng đó thời gian, những âm hưởng đó, vẫn luôn mang giá trị tinh thần quý giá, không thể thay thế.

Những ca khúc có âm điệu sôi động, hào hùng, trải dài suốt chiều dài lịch sử đã, đang và sẽ sống trong lòng mỗi người dân Việt.

Mỗi bài hát như một lời hiệu triệu, động viên, ca ngợi sức mạnh đoàn kết của dân tộc, hướng về niềm tin chiến thắng. Nhiều ca khúc cách mạng mang tính lịch sử khi ra đời vào những giai đoạn quan trọng của cách mạng Việt Nam, có sức sống mãnh liệt trong lòng người Việt như: Chiến thắng Điện Biên, Cách mạng Tháng Tám, Tiến quân ca, Hò kéo pháo, Anh ba Hưng, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng,... Mỗi ca khúc đều gắn liền với giai đoạn lịch sử nhất định và được quân, dân ta đón nhận nồng nhiệt nhờ vào khả năng “ghi chép lịch sử” tuyệt vời của các nhạc sĩ lúc bấy giờ.

Trưởng thành từ trong bom đạn Trường Sơn, nhạc sĩ Đào Hữu Thi đã có hàng trăm ca khúc viết về Trường Sơn, được coi là người kể chuyện Trường Sơn bằng tác phẩm âm nhạc. Những sáng tác “ngẫu hứng” tại chỗ khi đó của ông, được anh em bộ đội, thanh niên xung phong đặc biệt yêu thích, bởi đó là câu chuyện kể về công việc của chính họ… Điều đó có tác dụng động viên, cổ vũ và khích lệ tinh thần anh em chiến sĩ rất nhiều. Chiến tranh đã lùi xa nhưng kí ức về một thời hoa lửa vẫn còn mãi và thôi thúc ông tiếp tục sáng tác nhạc.

Ca khúc cách mạng ngày nay không còn đóng khung trong những bài ca thuộc giai đoạn trường kỳ kháng chiến mà đã mở rộng ra, phát triển thành dòng nhạc mang tinh thần tập thể, tiếng nói dân tộc, tiếp thêm động lực cho quân và dân ta trong những trận tuyến mới không kém phần gian lao, vất vả. Đó vẫn luôn là dòng nhạc bất hủ, đi theo hành trình phát triển của dân tộc qua những giai đoạn lịch sử khác nhau.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng kí ức về một thời hoa lửa vẫn còn mãi và thôi thúc nhạc sĩ Đào Hữu Thi tiếp tục sáng tác nhạc.

Làm mới dòng ca khúc cách mạng

Giữa những làn sóng âm nhạc thịnh hành, hợp thị hiếu khán giả hôm nay, dòng ca khúc có âm hưởng hùng tráng, "kể chuyện" đất nước một thời, gian lao, vất vả, với nhiều đau thương, khát vọng, vẫn luôn được không ít nghệ sĩ lựa chọn là con đường nghệ thuật để theo đuổi.

Có thể kể đến như các ca sỹ: Đăng Dương, Trọng Tấn, Anh Thơ, Việt Hoàn, Lan Anh,… là những cái tên tiêu biểu được nhắc đến khi nói về thế hệ kế cận những tên tuổi Trung Đức, Thu Hiền, Thanh Hoa, Quang Thọ đã vang danh. Những ca sĩ nhạc nhẹ như Mỹ Linh, Hồng Nhung, Tùng Dương, Hà Trần cũng từng có những đóng góp đáng kể trong làm mới và đưa ca khúc cách mạng tới gần hơn với công chúng đương đại.

Thể hiện trọn vẹn tinh thần của ca khúc vang bóng một thời, luôn là thử thách đối với ca nhạc sĩ thế hệ sau. Nhưng có một điều tất yếu, dù muốn làm mới ca khúc đến đâu, thì vẫn luôn cần giữ được tinh thần và thông điệp của tác phẩm. Bởi đó là giá trị bền vững đã khiến ca khúc đó in dấu trong lòng các thế hệ qua hàng chục năm.

Âm nhạc có đặc điểm là qua mỗi giọng hát, cách thể hiện, mỗi bản phối khí và thu âm khác nhau sẽ tạo nên diện mạo khác, trải nghiệm khác. Với sự tiếp nối không ngừng đó, các ca khúc cách mạng qua sự cảm thụ và thể hiện của mỗi thế hệ nhạc sĩ, ca sĩ khác nhau sẽ mang hơi thở của thời đại mới.

Dòng ca khúc cách mạng luôn được không ít nghệ sĩ lựa chọn là con đường nghệ thuật để theo đuổi.

Ước mơ người lính

Các ca khúc cách mạng luôn có sức sống bền bỉ và được thẩm thấu trong lòng công chúng, khi được tiếp thêm năng lượng tươi mới qua những giọng ca trẻ và cách hòa âm phối khí mới mẻ.

Điều đó giúp dòng nhạc đỏ vẫn tiếp tục có sức hút riêng và giữ một vị trí nhất định trong lòng người yêu nhạc.

Ca khúc “Bài ca không quên” nằm trong album “ Đồng đội” của NSƯT Minh Thu đã được trẻ hoá bằng acoustic để nhạc đỏ gần gũi hơn với giới trẻ. Các ca khúc được lựa chọn đưa vào album, thể hiện ước mơ, khát vọng bình dị của những người lính trẻ nơi chiến trường khát khao hòa bình, để trở về quê nhà với một mảnh vườn, bên gia đình. 12 ca khúc thể hiện từng giai đoạn của người lính, từ khi còn đôi mươi, vượt qua bom rơi, lửa đạn, anh dũng chiến đấu, có những người đã hi sinh khi còn rất trẻ để lại ước mơ vẫn còn dang dở

NSƯT Minh Thu cho biết, cô mong muốn sẽ giúp thế hệ người nghe nhạc, nhất là người trẻ phần nào cảm nhận được lịch sử của dân tộc, về những người lính sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc qua những ca khúc hào hùng nhưng cũng tràn đầy tinh thần lạc quan và tình yêu quê hương, đất nước.

Chạm tới cảm xúc của người nghe bởi những ca từ bình dị, âm nhạc chắt lọc từ những trải nghiệm chân thực về một thời đạn bom, các ca khúc cách mạng luôn và sẽ mãi là một phần của nền âm nhạc Việt Nam, bởi ý nghĩa và giai điệu tuyệt vời mà các tác phẩm mang tới cho người nghe.

Album “ Đồng đội” của NSƯT Minh Thu đã được trẻ hoá bằng acoustic để nhạc đỏ gần gũi hơn với giới trẻ

Chương trình nghệ thuật "Từ mùa Hè Điện Biên đến mùa Thu Hà Nội"

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, vào ngày 2/5 tới đây, Đài Hà Nội sẽ tổ chức một Chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên "Từ mùa Hè Điện Biên đến mùa Thu Hà Nội" tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô.

Chương trình có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: NSƯT Hoàng Tùng, NSƯT Đăng Dương, Vũ Thắng Lợi cùng các ca khúc bất hủ như: 'Hò kéo pháo', 'Đường lên Tây Bắc', 'Giải phóng Điện Biên'...

Nhạc sĩ Thành Vương, Giám đốc Âm nhạc của Chương trình đã có những sáng tạo, làm mới các ca khúc cách mạng, hứa hẹn sẽ gây bất ngờ cho khán giả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một sự kiện âm nhạc đang được khán giả Hà Nội mong chờ là Westlife - The Hits Tour 2024. Mọi thông tin liên quan đến sự kiện ở thời điểm này đều nhận được sự quan tâm của người hâm mộ. Thị trường mua, bán vé Westlife biểu diễn tại Hà Nội có biến động gì sau hơn một ngày mở bán?

Sau nửa năm kể từ bản hit ‘Drama’, ngày 13/5, aespa chính thức trở lại đường đua âm nhạc với ‘Supernova’. Ca khúc là một trong hai bài hát chủ đề thuộc full album đầu tay của nhóm.

Stray Kids chính thức phát hành ca khúc tiếng Anh “Lose My Breath” kết hợp với Charlie Puth. Ca khúc đánh dấu lần đầu tiên nhóm nhạc Hàn Quốc hợp tác với một nghệ sĩ nước ngoài.

Nối tiếp hàng loạt nghệ sĩ tái xuất đường đua V-pop trong tháng 5, màn trở lại của Hoàng Yến Chibi cùng ca khúc “Sốc nhiệt” đang nhận được sự quan tâm từ đông đảo khán giả. Mới đây, giọng ca “Ngây ngô” tiếp tục gây bất ngờ cho người hâm mộ khi công bố sẽ ra mắt Extended Play (EP) mang tên “Duyệt”, đánh dấu bước ngoặt sau 14 năm hoạt động nghệ thuật.

Giữ đúng lời hứa với người hâm mộ, Trang Pháp đã trình làng sáng tác mới tái hiện hành trình tham gia “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng”. Tuy chỉ là một sản phẩm tri ân các fan nhưng giai điệu và ca từ đẹp đẽ của bài hát lập tức nhận về nhiều phản hồi tích cực.

Tối 12/5, trong lễ trao giải Chill Club Chart Award Presentation 23/24 diễn ra tại Hồng Kông (Trung Quốc), nam ca sĩ Vũ và ban nhạc Dear Jane đã có một màn kết hợp trình diễn ca khúc “Những lời hứa bỏ quên” đáng nhớ.