Những bộ phim Nga nghe tên là thấy 'một trời ký ức'

Điện ảnh và truyền hình Nga có nhiều tác phẩm kinh điển gắn bó với nhiều thế hệ người Việt Nam và ghi những dấu ấn trong các cột mốc của điện ảnh thế giới. Sự pha trộn độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, giữa nghệ thuật và hiện thực từ những tác phẩm này không chỉ mang tính nghệ thuật cao, mà còn phản ánh sâu sắc các khía cạnh của cuộc sống và xã hội.

1. Hãy đợi đấy!

Có tên gốc là “Nu, Pogodi!”, “Hãy đợi đấy” do Nga sản xuất từ năm 1969 và kết thúc năm 2006 với 22 tập, Bộ phim hoạt hình kinh điển này được xem như một phiên bản khác của tác phẩm Mỹ - “Tom và Jerry”. Hai nhân vật Mèo và Chuột được thay thế bởi Thỏ và Sói. Nhưng trong “Hãy đợi đấy!”, kẻ truy đuổi không phải một nhân vật thân thiện như Tom, mà được mô tả là một kẻ xấu rõ rệt với những thói quen như thích bắt nạt, phá luật hay hút thuốc, là Sói.

Có tên gốc là “Nu, Pogodi!”, “Hãy Đợi Đấy” do Nga sản xuất từ năm 1969 và kết thúc năm 2006 với 22 tập.

Các cuộc rượt đuổi vui nhộn thường được kết thúc với chiến thắng nghiêng về Thỏ và khiến Sói tức tối thốt lên: “Nu, Pogodi!” (Hãy đợi đấy!). Vào thập niên 90, hàng triệu trẻ em Việt Nam cứ đến giờ ăn cơm lại ngồi trước màn hình tivi nhỏ để theo dõi “Hãy đợi đấy!” với sự say mê. Câu nói “Hãy đợi đấy” còn được truyền qua nhiều thế hệ ngày trước như một câu cửa miệng dùng trong cuộc sống hàng ngày.

Đến nay, “Hãy đợi đấy” vẫn được xem như một phim hoạt hình kinh điển mang đầy giá trị ngụ ngôn và có tính giáo dục trẻ em phân biệt điều tốt, điều xấu qua những cuộc rượt đuổi nhẹ nhàng và đầy hài hước giữa Sói và Thỏ.

2. Chiến Tranh và Hòa Bình

Là một bộ phim sử thi nổi tiếng của điện ảnh Liên Xô cũ, “Chiến Tranh và Hòa Bình” được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lev Tolstoy. Bộ phim do đạo diễn Sergei Bondarchuk thực hiện và được phát hành trong giai đoạn từ năm 1966 đến 1967. Đây là một trong những tác phẩm điện ảnh đồ sộ nhất từng được thực hiện của Nga, với nhiều phần, và tổng thời lượng lên đến hơn 7 giờ.

“Chiến Tranh và Hòa Bình” kể về cuộc sống của giới quý tộc Nga trong thời kỳ Chiến tranh Nga - Pháp (1805 - 1812), đặc biệt tập trung vào cuộc đời của ba nhân vật chính: Pierre Bezukhov, Andrei Bolkonsky và Natasha Rostova.

Là một bộ phim sử thi nổi tiếng của điện ảnh Liên Xô cũ, “Chiến Tranh và Hòa Bình” được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lev Tolstoy.

Đặc biệt, Natasha là nhân vật được nhiều người Việt thời kỳ thập niên 80-90 nhắc tới nhiều nhất bởi sự trẻ trung, hồn nhiên và đầy nhiệt huyết, trải qua nhiều biến cố tình cảm và trưởng thành trong bối cảnh chiến tranh.

“Chiến tranh và Hòa Bình” không chỉ là một bộ phim sử thi lớn về mặt quy mô mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc, khám phá những khía cạnh phức tạp của con người trong bối cảnh lịch sử. Phim từng ra mắt tại LHP Cannes 1967 và sau đó chiến thắng cả Quả Cầu Vàng lẫn Oscar cho danh hiệu “Phim nước ngoài xuất sắc nhất”. Đến nay, đây vẫn là một trong những bộ phim Nga để lại nhiều ấn tượng nhất trong ký ức nhiều người Việt từng được thưởng thức trên tivi đen trắng thời xưa.

3. Chiến hạm Potemkin

Trong lịch sử điện ảnh thế giới, bộ phim câm của Nga là “Chiến hạm Potemkin” ra mắt năm 1925, do đạo diễn Sergei Eisenstein thực hiện đã tạo nên cuộc cách mạng về ngôn ngữ điện ảnh và kỹ thuật dựng phim. Bộ phim dựa trên sự kiện có thật xảy ra vào năm 1905, khi thủy thủ đoàn của chiến hạm Potemkin nổi dậy chống lại các sĩ quan của họ trong cuộc Cách mạng Nga.

“Chiến hạm Potemkin” dựa trên sự kiện có thật xảy ra vào năm 1905.

Lối dựng của “Chiếm hạm Potemkin” được chia thành năm chương hồi. Đạo diễn Sergei Eisenstein nổi tiếng với phương pháp dựng phim "montage", sử dụng các cảnh quay nhanh và cắt ghép để tạo nên cảm xúc mạnh mẽ và ý nghĩa sâu sắc. Kỹ thuật này đã trở thành một thuật ngữ chuyên môn dùng trong điện ảnh sau này.

Đến nay, “Chiến hạm Potemkin” vẫn được coi là một kiệt tác của điện ảnh thế giới, với sức ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ đạo diễn và nhà làm phim. Tác phẩm đã được công nhận là một trong những bộ phim hay nhất mọi thời đại và tiếp tục được chiếu để nghiên cứu trong các trường đại học và viện điện ảnh trên toàn thế giới.

4. Khi đàn sếu bay qua 

Ra mắt năm 1957, “Khi đàn sếu bay qua” (The Cranes are Flying), do đạo diễn Mikhail Kalatozov thực hiện, là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của điện ảnh Nga thời kỳ hậu chiến và được đánh giá cao trên toàn thế giới. Trong thời kỳ bao cấp và thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, khi tác phẩm này được chiếu trên tivi, nhiều thế hệ người Việt từng rơi nước mắt trước câu chuyện cảm động và bi thương của bộ phim.

“Khi đàn sếu bay qua” (The Cranes are Flying) do đạo diễn Mikhail Kalatozov thực hiện là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của điện ảnh Nga thời kỳ hậu chiến.

“Khi đàn sếu bay qua” kể về câu chuyện tình yêu và nỗi đau của một cặp đôi trẻ người Nga trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II. Veronika và Boris là một cặp đôi yêu nhau sâu đậm. Tuy nhiên, cuộc sống yên bình của họ bị phá vỡ khi Boris tình nguyện đi lính. Veronika ở lại hậu phương, phải đối mặt với những khó khăn, mất mát và nỗi cô đơn. Cô trở thành một biểu tượng của những người phụ nữ Nga chịu đựng và hy sinh trong thời kỳ chiến tranh. Trên chiến trường, Boris bị giết trong một trận đánh, nhưng Veronika không biết điều này và tiếp tục chờ đợi anh trở về.

Bộ phim khám phá những ảnh hưởng sâu sắc của chiến tranh lên con người, tình yêu và cuộc sống gia đình, đồng thời tôn vinh sự kiên cường và lòng nhân ái của người dân Nga trong thời kỳ khó khăn. “Khi đàn sếu bay qua” đã trở thành tác phẩm đầu tiên trong lịch sử điện ảnh Nga và Liên Xô (cũ) giành giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes và đến nay cũng được đưa vào chương trình giảng dạy về điện ảnh tại nhiều nước trên thế giới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vào tối ngày 19/12 (theo giờ Hà Nội), trailer đầu tiên của bom tấn "Superman: Legacy" đã được công bố, với cực ít thoại, chủ yếu là những phân cảnh đắt giá và những diễn viên thủ vai trong phim.

Điện ảnh Việt Nam ngày càng ghi dấu ấn với xu hướng khai thác vẻ đẹp của nhiều điểm đến du lịch quen thuộc, giàu giá trị văn hóa, đưa các cảnh đẹp của đất nước đến gần hơn với khán giả. Xu hướng này không chỉ góp phần quảng bá du lịch, văn hóa mà còn nâng tầm hình ảnh Việt Nam trên bản đồ điện ảnh quốc tế.

Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ vừa công bố danh sách rút gọn của 10 hạng mục Oscar. Đáng chú ý, tại đề cử cho Phim quốc tế xuất sắc nhất, có sự góp mặt của “Gia tài của ngoại” - đại diện duy nhất đến từ châu Á.

2 bộ phim “Hà Nội trong mắt em” và “Mật lệnh hoa sữa”, nằm trong dự án “Vì tình yêu Hà Nội” của Đài Hà Nội đã đi hơn nửa chặng đường. Hai bộ phim gây chú ý và nhận được sự quan tâm của truyền thông. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi cả hai đều là những dự án phim truyền hình được đầu tư kỹ lưỡng, với nội dung hấp dẫn và dàn diễn viên thực lực.

Thị trường phim Tết 2025 đang nóng lên với sự xuất hiện của hàng loạt dự án mới từ những đạo diễn, nhà sản xuất đình đám. Các bộ phim đa dạng về thể loại, câu chuyện gần gũi, ý nghĩa, phục vụ nhiều đối tượng khán giả.

Là một trong 3 phim điện ảnh ra mắt vào dịp Tết Ất Tỵ 2025, “Yêu nhầm bạn thân” cũng là một trong những bộ phim được khán giả vô cùng mong chờ. Đặc biệt, “Yêu nhầm bạn thân” còn có sự góp mặt của Trấn Thành trong vai trò nhà đầu tư và đồng sản xuất.