Những công trình giao thông tiêu biểu của Hà Nội năm 2024
Ngày 8/8/2024, đoạn trên cao dài 8,5 km của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội chính thức vận hành thương mại sau 14 năm triển khai xây dựng. Đây là tuyến thứ hai của thành phố, sau tuyến Cát Linh – Hà Đông, đem đến niềm phấn khởi cho người dân Thủ đô.
Từ đó, tiếp tục tạo thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng văn minh, hiện đại. Đến nay, tuyến này đã vận chuyển trên 1,3 triệu lượt khách an toàn, trong đó ghi nhận kỷ lục có ngày đón trên 100.000 lượt/khách.
Ngày 4/10, thông xe tuyến đường mở rộng Âu Cơ - Nghi Tàm. Thuộc giai đoạn hai của dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên, với tổng mức đầu tư 544 tỷ đồng, tuyến đường Âu Cơ đoạn từ Khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân, dài 3,7 km, được đầu tư thay thế một phần đê đất bằng tường bê tông, nâng cấp, mở rộng mặt cắt lên 26,5 – 31m đồng bộ với hệ thống đường gom dân sinh hai bên.
Tuyến đường hoàn thành góp phần nâng cao năng lực giao thông của thành phố, tăng cường khả năng kết nối với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, phục vụ các hoạt động chính trị, ngoại giao quan trọng, đồng thời nâng cao năng lực phòng, chống lũ của tuyến đê hữu Hồng.
Cũng đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô, ngày 5/10, tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư phường Ngọc Thụy, hoàn thành sau 6 năm thi công công với tổng mức đầu 1.200 tỷ đồng.
Toàn tuyến dài 1,5 km, mặt cắt ngang 40m tạo ra tuyến đường thông suốt từ cầu Đông Trù đi qua các phường Thượng Thanh, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn và kết nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Ngày 3/1, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kế hoạch số 290 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).
Sự ra đời của Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị là tín hiệu rất vui mừng với không chỉ riêng cộng đồng khoa học và công nghệ, cộng đồng làm chuyển đổi số, mà còn cho tất cả người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực, phấn đấu để đạt được những kết quả như chúng ta đã đặt ra đến năm 2030 và 2045.
Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển công nghiệp văn hóa.
Đến thời điểm này, các địa phương của Hà Nội đã thực hiện xong việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Vấn đề xử lý, sắp xếp tài sản công, trụ sở sau sáp nhập để tránh lãng phí cũng là mối quan tâm và mong mỏi của các địa phương và nhân dân ở nơi thực hiện sáp nhập.
Không khí cuối năm rộn ràng với những bữa tiệc rực rỡ ánh đèn, tiếng cười đùa, là dịp để mọi người thêm gắn kết và sẻ chia. Những câu chuyện đáng nhớ từ bữa tiệc càng làm không khí thêm ấm áp, nhưng liệu có tiềm ẩn rủi ro nào phía sau niềm vui ấy?
Đội Cảnh sát Giao thông đường bộ cao tốc số 1, Cục Cảnh sát Giao thông vừa hoàn tất biên bản xử phạt ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
0