Những dấu ấn trong 70 năm phát triển của Thủ đô

Từ những ngày tháng khó khăn gian khổ, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, từng bước trở thành thành phố văn minh, hiện đại mang tầm vóc khu vực và quốc tế.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Hà Nội có diện tích chỉ khoảng 130 km², với dân số khoảng 530.000 người.

Trải qua bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính lớn vào các năm 1961, 1978, 1991 và 2008, đến tháng 10/2024, tức là sau 70 năm, Hà Nội đã có diện tích hơn 3.300 km², dân số khoảng 8,5 triệu người.

Cùng với việc mở rộng và gia tăng dân số, kinh tế xã hội của Hà Nội cũng có những dấu ấn đậm nét. Năm 1965, Hà Nội đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc.

Đến năm 1982, Hà Nội về cơ bản đã hồi phục các cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội và có những bước tiến tốt hơn.

Đến năm 1986, Hà Nội đã trở thành trung tâm đổi mới về khoa học công nghệ, cùng với đó là thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế giúp Thủ đô Hà Nội vươn lên là một trong những điểm sáng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của cả nước.

Năm 1999, Hà Nội được tổ chức UNESCO vinh danh là "Thành phố vì hòa bình" và đến năm 2000 thì được vinh danh là "Thủ đô anh hùng".

Quy mô thu nhập của Hà Nội đã tăng rất mạnh mẽ trong quãng thời gian từ năm 2010 cho đến năm 2023 với GDP thường là dẫn đầu cả nước với mức tăng trưởng khoảng 7%. Số thu ngân sách hàng năm tăng lên rõ rệt, có những năm tăng cao hơn cả số thu của thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ cấu kinh tế thay đổi hoàn toàn: tỷ lệ thương mại - dịch vụ ngày càng tăng, tỷ lệ nông nghiệp thu hẹp lại. Hà Nội hiện có một hệ thống thương mại khá hiện đại, gồm khoảng 30 trung tâm thương mại, gần 150 siêu thị, 455 chợ, hàng nghìn cửa hàng tiện ích, hàng trăm máy bán hàng tự động. Ngoài ra có hàng chục nghìn hộ bán lẻ với hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh.

Quãng thời gian 70 năm đã tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển nhanh, bền vững, tương đối toàn diện của thành phố, đặc biệt với các quy hoạch dành riêng cho Thủ đô trong tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ những ngày tháng khó khăn gian khổ, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, từng bước trở thành thành phố văn minh, hiện đại mang tầm vóc khu vực và quốc tế.

Không chỉ nổi tiếng là một lực lương tinh nhuệ, Đại đoàn 308 còn được biết đến là một trong những đội quân có nhiều chiến sĩ - văn nghệ sĩ là người con của Thủ đô Hà Nội. Với niềm tin son sắt, nhiều bài thơ, ca khúc về ngày chiến thắng đã được các chiến sĩ Đại đoàn 308 viết lên như dự cảm về một sự kiện lịch sử tất yếu.

Thủ đô nước Việt từng nhiều lần bị ngoại bang chiếm đóng, từng nhiều lần khói lửa ngút trời, gạch tan ngói vỡ... Sau mỗi đận binh lửa, lại “cởi súng lau mồ hôi trán, ta lại xây Hà Nội của ta”…

Hà Nội, những khoảnh khắc tháng 10 thật đặc biệt. Từ Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 trên quảng trường Ba Đình, đến những ngày tháng lịch sử 10/10/1954, khi Thủ đô rực rỡ cờ hoa với niềm hân hoan tột cùng đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Chiều 9/10, tại vườn hoa Đại học Công đoàn, Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội đã phối hợp cùng Quận ủy Đống Đa tổ chức lễ gắn biển công trình “Dân vận khéo” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tham dự sự kiện có, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đinh Văn Khóa Hà Nội Bí thư Quận ủy Đống Đa Đinh Trường Thọ.

Tại Phiên họp thứ 38, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong trong thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Tuy nhiên, để hoàn thiện Báo cáo, các ý kiến tiếp tục chỉ ra một số vấn đề xã hội cần được đặc biệt quan tâm.