Những điểm du xuân thú vị ở Hà Nội trong dịp Tết
Xin chữ đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là điểm đến văn hoá thu hút đông đảo du khách tham quan trong những ngày đầu Xuân, năm mới. Trong đó, Hội chữ Xuân luôn là điểm đến được nhiều người lựa chọn, trải nghiệm văn hóa xin chữ - một phong tục đẹp của người Việt trong những ngày đầu năm.
Gần 50 nhà hoạt động thư pháp ở hai loại hình Hán Nôm, Quốc ngữ ở Hà Nội và một số địa phương cả 3 miền Bắc, Trung, Nam sẽ phục vụ công chúng những bức thư pháp, thư họa viết đúng, viết đẹp với nhiều ước nguyện tốt lành trong mùa xuân mới.
Hồi tưởng truyền thống tại phố Phùng Hưng
Đến phố đi bộ, khám phá không gian phố cổ Hà Nội cũng là một trải nghiệm hấp dẫn dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Điểm nhấn đặc biệt là không gian văn hoá Tết xưa truyền thống trên phố Phùng Hưng. Dọc tuyến phố này, không khí Tết xưa được tái hiện thông qua những gian hàng chợ hoa rực rỡ sắc màu. Tại đây, người dân, du khách có thể tìm thấy các sản phẩm truyền thống như hoa, cây cảnh và đồ trang trí đặc trưng của ngày Tết.
Tìm hiểu Tết cung đình xưa tại Hoàng thành Thăng Long
Tại đây, du khách có thể trải nghiệm không gian “Tết xưa - Tết thời bao cấp”, tái hiện Tết truyền thống của người Việt Nam ở thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX thông qua không gian trưng bày “Nghi lễ Tết cung đình ngày Xuân” với các nghi lễ truyền thống. Bên cạnh việc tái hiện các nghi thức Tết truyền thống trong cung đình xưa, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức các chương trình múa rối đặc sắc phục vụ du khách vào các ngày từ 30/1 đến 2/2 (tức từ mùng 2 đến mùng 5 tháng Giêng).
Đến bảo tàng khám phá lịch sử, văn hoá
Các bảo tàng cũng là những điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách du xuân, trải nghiệm trong dịp Tết Nguyên đán. Năm nay, bên cạnh các phòng trưng bày thường xuyên, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn phối hợp với Bảo tàng tư nhân Kính hoa tổ chức triển lãm "Nghệ thuật Đông Sơn", giới thiệu tới công chúng 36 hiện vật tiêu biểu thời kỳ Đông Sơn, đặc biệt là 3 trống đồng đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Ngắm nhìn các trống Đông Sơn thuộc sưu tập Kính Hoa, ta như được thấy lại những hình ảnh sinh động nhất của nền văn minh ngàn xưa hiển hiện chân thật, sống động, chi tiết, rõ ràng.
Hoà mình vào không gian “Tết Làng Việt” tại làng cổ Đường Lâm
Chương trình có nhiều nội dung hấp dẫn như: giới thiệu không gian chợ Tết truyền thống tại sân đình Mông Phụ (xã Đường Lâm), với những gian hàng giới thiệu các đặc sản, sản phẩm thủ công, làng nghề của địa phương; không gian trải nghiệm văn hóa Tết cổ truyền với các màn biểu diễn nghệ thuật, nhạc cụ dân tộc, trình diễn áo dài, viết thư pháp… Du khách cũng sẽ được trải nghiệm làm diều sáo, nặn tò he, chăm sóc hoa thủy tiên, các sản phẩm lưu niệm... và trải nghiệm làm đặc sản của địa phương thông qua việc tự làm bánh chưng, bánh tẻ, các loại kẹo lạc, kẹo dồi… Ngoài ra, du khách cũng sẽ được giới thiệu nhiều phong tục truyền thống trong dịp Tết.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát 17 trạm thu phí BOT trên các quốc lộ về công tác quản lý vận hành, thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc thu phí.
Những ngày này, thời tiết tại miền Bắc đang dần tăng nhiệt trở lại. Vậy trong tháng 2, không khí lạnh có còn hoạt động mạnh và còn đợt rét đậm rét hại nào không?
Một mùa xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), một mốc son chói lọi, trong thời điểm cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Nhằm bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Thủ đô, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công điện số 01 về việc tăng cường tuyên truyền, phòng chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện, ngày lễ lớn trên địa bàn thành phố năm 2025.
Tuần qua, khi nhà nhà sum vầy đi chơi và nghỉ Tết thì vẫn luôn có các chiến sĩ thuộc Tổ công tác 141H thực hiện nhiệm vụ, xuyên đêm, xuyên Tết, bám các tuyến đường giao thông. 54 tổ công tác 141H được thành lập khoảng hai tháng trước Tết Nguyên đán để kịp thời thực hiện các đợt ra quân cao điểm trấn áp tội phạm.
Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, từ ngày 25/1 đến ngày 2/2 (tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 Tết Nguyên đán Ất Tỵ) toàn thành phố xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông, làm 10 người tử vong, 13 người bị thương.
0