Những dự cảm ngày về Thủ đô

Sau ngày 19 tháng 12 năm 1946, quân dân Hà Nội cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Rời Thủ đô đi kháng chiến, từ những ngày đầu người Hà Nội dã dự cảm ngày về trong khúc ca khải hoàn.

Những dự cảm về ngày chiến thắng trở về trong văn học nghệ thuật thì có nhiều, mỗi tác giả thể hiện dưới một góc độ, một bút pháp. Tựu trung, mọi dự cảm đều xuất phát từ niềm tin son sắt, tin vào sức mạnh của đồng bào, vào sự lãnh đạo của Trung ương và Bác Hồ, tin vào cuộc đấu tranh chính nghĩa dành độc lập, tự do của cả dân tộc.

Đó cũng chính là động lực lớn lao mang lại chiến thắng và ngày về lại Thủ đô cách đây đúng 70 năm: Ngày 10/10/1954.

Người Hà Nội 

Năm 1947, trong ngôi nhà nhà nhỏ ở làng Khúc Thủy, bên chiếc piano đồng bào tản cư bỏ lại, nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi đã bắt đầu hai nghén một tác phẩm về Hà Nội trong ngày đầu kháng chiến.

Một buổi tối giá lạnh ngồi bên đàn, ông gõ mổ cò vài nốt nhạc, bỗng dưng trong đầu vọng tiếng pháo gầm. Rồi tiếng súng nổ và bầu trời Hà Nội cháy rực như hiển hiện trước mắt. Tứ nhạc cứ thế tuôn trào.

Cảnh đầu tiên chính là: “Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời. Hà Nội hồng ầm ầm rung,

Hà Nội vùng đứng lên! Hà Nội vùng đứng lên! Sông Hồng reo Hà Nội vùng đứng lên!”

Thế nhưng ngay sau đó, một Hà Nội bình yên tươi đẹp, xâm lấn tâm trí người nhạc sĩ:

“Hà Nội đẹp sao! Ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng.

Bóng Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng”.

Thời điểm đó, bài Người Hà Nội chỉ viết được đến đó.

Cột cờ Hà Nội.

Nhà báo Nguyễn Lưu cho biết: "Đây là một bài hát hết sức đặc biệt, về mặt cấu trúc, về mặt hệ thống âm tiết, về hệ thống nghề nghiệp. Có thể chia ra làm 3 phần rất rõ ràng: Hà Nội thanh bình, Hà Nội chiến đấu, Hà Nội chiến thắng, và đây cũng là một bài nhạc hoàn thiện nhất, thể hiện rõ cả chất thơ và chất anh hùng ca. Có thể nói bài hát hết sức tiêu biểu, những người chưa bao giờ đến Việt Nam, chưa bao giờ đến thăm Thủ đô có thể nghe bài hát đó và hiểu về người Hà Nội chúng ta".

Không lâu sau, nhà báo Thép Mới tình cờ đọc được những dòng của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi đã viết dang dở trên 1 tờ giấy, ông động viên nhạc sỹ tiếp tục sáng tác:

“Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây.

Đây lắng hồn núi sông ngàn năm.

Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu!”

Những giai điệu nồng nàn và tự hào đó đã ngay lập tức phác họa nên chân dung những người con Hà Nội đang kiêu hãnh chốt giữ từng nóc nhà, con phố trong 60 ngày đêm Thủ đô huyết thệ - hình ảnh đầy tính hiệp sĩ như trong tiểu thuyết "Sống mãi với Thủ đô" hay trong kịch bản phim “Lũy hoa” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

Nhà báo Nguyễn Lưu: "Phần đầu khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng, Hà Nội bùng cháy, từ tiết tấu nhẹ nhàng rồi chuyển dần lên tiết tấu nhanh gọn, dồn dập hơn. Và sau đó lại chuyển đến giai điệu lãng mạn, đầy chất thơ. Để rồi cuối cùng lại trở về với hình ảnh Bác Hồ, người lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Bài hát bắt đầu với nốt son, quãng tám thứ 1 rồi kết thúc với quãng tám thứ 2 cũng ở nốt son, rất là vuông vức, rất là hùng tráng, rất là mạnh mẽ. Bài hát phác họa người Hà Nội mạnh mẽ, hào hùng nhưng đầy chất thơ".

Phần đầu của trường ca, với cái tên khi đó là “Bài hát của người Hà Nội” được in trên báo Cứu Quốc 1947 và bí mật chuyển vào Liên khu I, để dành tặng các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đang quyết tử để Tổ quốc quyết sinh.

Tiến về Hà Nội    

Cuối năm 1948, nhạc sỹ Văn Cao được điều động về Chi hội Liên khu III, cùng với nhà văn Nguyễn Đình Thi và họa sỹ Tô Ngọc Vân. Trong một buổi họp chi bộ, 2 vị lãnh đạo Khuất Duy Tiến và Lê Quang Đạo đã giao cho Văn Cao một nhiệm vụ: Viết một ca khúc thật ý nghĩa về Hà Nội.

Họa sỹ Văn Thao - con trai nhạc sỹ Văn Cao cho biết: "Lê Quang Đạo mới bảo với cha tôi là Văn Cao này, những sáng tác của cậu về âm nhạc rất là hay, giá trị truyền thông rất lớn. Chuyện này cậu xem xét thế nào hãy sáng tác kịp thời chuyển từ giai đoạn phòng ngự sang tổng tấn công. Cha tôi mới bảo anh cứ yên tâm, tôi có một tác phẩm đã ấp ủ từ lâu, tình hình cứ thế này thì tôi phấn khởi lắm. Kiểu gì tôi cũng sẽ có một bài hát kịp thời".

Khi tiễn nhau về, ông Lê Quang Đạo khoác tay Văn Cao dặn dò: Nếu có một bài hát hay cho Hà Nội thì đó cũng là mơ ước của người dân Thủ đô.

Nếu “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi là lời thề son sắt của buổi đầu lên đường, thì “Tiến về Hà Nội” chính là niềm gieo vui trong ngày chiến thắng khải hoàn.

Đêm hôm đó, trên con đường làng trăng sáng vằng vặc, những nốt nhạc đầu tiên bỗng nảy ra trong đầu người nhạc sỹ: “Trùng trùng quân đi như sóng, Lớp lớp đoàn quân tiến về”.  Chỉ 2 tuần lễ sau, Văn Cao hoàn thành xong ca khúc “Tiến về Hà Nội”. Khi đó là mùa xuân năm 1949.

"Cùng nhà với ông có nhạc sĩ Tạ Ký, cha tôi mới gọi lại và hát cho ông ấy nghe, Tạ Ký mới nói sướng quá, phải phổ biến ngay bài này thôi, bài hay quá. Thế rồi Tạ Ký mới đánh thức một số anh em đang ngủ, và ngay đêm đó, một số anh em đã hát bài Tiến về Hà Nội của nhạc sĩ Văn Cao. Khát vọng, niềm mơ ước của cha tôi đã được thể hiện trong từng lời ca.

Sau khi lên miền Bắc, nhạc sĩ Văn Cao bị phê phán, vì lời bài hát ra đời sớm quá, nhiều người lúc đó nói ông là lạc quan tếu. Và bài hát bị cấm không được hát nữa. Trong tương lai, phải đến 5 năm sau thì chúng ta mới thực hiện được ước nguyện giải phóng thủ đô", họa sỹ Văn Thao chia sẻ.

Có thể nói, nếu “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi là lời thề son sắt của buổi đầu lên đường, thì “Tiến về Hà Nội” chính là niềm reo vui trong ngày chiến thắng khải hoàn, buổi trở về đầy kiêu hãnh, xôn xao và hạnh phúc, giữa rừng cờ hoa hân hoan chào đón.

Tất cả những dự cảm đó, đều xuất phát từ niềm tin. Cũng chính từ niềm tin son sắt đó mà quân và dân ta đã chiến thắng và giải phóng Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06, Phòng cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) - Công an thành phố Hà Nội đã đạt nhiều thành tựu quan trọng.

UBND quận Ba Đình đã tổ chức tổng kết công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, công thương, phát triển điện lực và hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Thành đoàn Hà Nội vừa tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”; tập huấn chuyên đề “Kỹ năng sử dụng internet, mạng xã hội và phòng tránh văn hóa phẩm độc hại trên không gian mạng".

Năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã thành lập mới được trên 800 công đoàn cơ sở, đạt trên 173% kế hoạch.

TP. HCM dự kiến sẽ giảm từ 21 cơ quan chuyên môn xuống còn 15 cơ quan; cơ quan hành chính khác giảm từ 8 xuống còn 4 cơ quan và đơn vị sự nghiệp công lập sẽ giảm từ 35 xuống còn 32 đơn vị.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 26/12, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc tăng cường xuống nước ta. Thủ đô Hà Nội sẽ xuất hiện mưa nhỏ rải rác, trời rét đậm về đêm và sáng sớm trong nhiều ngày.