Những hạn chế khi mua nhà không có sổ đỏ

Hiện tại, nhiều khu vực dù đã là một khu dân cư đông đúc với hàng ngàn hộ dân, tuy nhiên, việc mua bán, cho tặng nhà đất vẫn chỉ thông qua hình thức giấy viết tay. Đó là những thiệt thòi khi mua nhà không có sổ đỏ.

Hiện nay, rất nhiều ngôi nhà được xây dựng kiên cố cao 4 đến 5 tầng ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân nhưng vẫn chưa có sổ đỏ. Đó là một thực tế của quá trình đô thị hóa diễn ra trong khoảng 30 năm qua. Từ vùng đất thuộc xã Thanh Trì và sau này đã trở thành phường khi quận Thanh Xuân được thành lập.

Hiện tại, khu vực này đã là một khu dân cư đông đúc với hàng ngàn hộ dân. Tuy nhiên, việc mua bán, cho tặng nhà đất vẫn chỉ thông qua hình thức giấy viết tay. Đó là những thiệt thòi khi mua nhà không có sổ đỏ.

Rất nhiều ngôi nhà được xây dựng kiên cố cao 4 đến 5 tầng ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân nhưng vẫn chưa có sổ đỏ.

Trên địa bàn Hà Nội còn rất nhiều những thửa đất chưa được cấp sổ đỏ, nên việc mua bán nhà viết tay đang trở nên khá phổ biến. Các loại đất hiện chưa làm được sổ đổ tập trung ở những loại như: Đất có nguồn gốc nông nghiệp, đất giao trái thẩm quyền, tự chia tách đất vườn liền kề, đất tự khai hoang…

Tuy vậy, rất nhiều khu vực nay đã trở thành khu dân cư đô thị, nên mong muốn của người dân là được cấp sổ đỏ và họ đang rất hy vọng khi Luật đất đai 2024 có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội cho người dân được cấp sổ đỏ.

Trên địa bàn Hà Nội còn rất nhiều những thửa đất chưa được cấp sổ đỏ, nên việc mua bán nhà viết tay đang trở nên khá phổ biến.

Tới đây, khi Luật đất đai 2024 có hiệu lực sẽ mở ra cơ hội nhiều hơn cho các trường hợp được cấp sổ đỏ. Điều đó sẽ hạn chế tối đa những tình trạng nhà đất không có pháp lý, người dân được đảm bảo các quyền về sử dụng đất, sở hữu nhà, thuận lợi về các giao dịch; Nhà nước thì thuận tiện trong việc quản lý đất đai và sẽ thu được những khoản thuế về đất đai và từng bước xóa đi những khu dân cư mà nhà đất không có pháp lý.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ tháng 8, thị trường đất nền ở nhiều huyện của Hà Nội trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi các phiên đấu giá đất liên tục “cháy hàng”. Theo các chuyên gia bất động sản, giới đầu cơ đã sử dụng chiêu bài, chiến thuật làm loạn giá đất.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ phối hợp với Công ty đấu giá Hợp danh đấu giá Việt Nam tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 13 thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc, với mức đấu cao nhất 75 triệu đồng/m2.

Bộ Xây dựng vừa có Công văn yêu cầy UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản.

Từ ngày 20/9, nếu hộ gia đình hoặc cá nhân bàn giao mặt bằng đúng hạn sẽ được thưởng tối đa 5 triệu đồng/người. Đối với các tổ chức kinh tế có nhà xưởng hoặc nhà làm việc bị thu hồi, nếu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì mức thưởng tối đa là 500 triệu đồng.

Tình trạng đầu cơ nhà đất rồi để hoang đang ngày một lan rộng ở Hà Nội. Hệ lụy để lại cho thị trường bất động sản, cho kinh tế xã hội là không nhỏ.

Bất động sản là lĩnh vực có quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành nghề khác. Bởi vậy, nếu thị trường này rơi vào trạng thái đóng băng, sẽ kéo theo sự khó khăn của hàng loạt lĩnh vực liên quan.