Những kỳ vọng từ Luật Đất đai (sửa đổi)

Theo kế hoạch, ngày 15/1, kỳ họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra. Một nội dung quan trọng được xem xét thông qua đó là Luật Đất đai (sửa đổi). Theo ban soạn thảo, về cơ bản Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý và cơ bản hoàn thiện. Nếu được thông qua, kỳ vọng sẽ hỗ trợ lớn cho tâm lý thị trường BĐS.

Sở dĩ nói “hỗ trợ tâm lý cho thị trường BĐS” bởi theo phân tích, Luật Đất đai (sửa đổi) ngay từ đầu đã thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ và Quốc hội trong việc giải quyết các vướng mắc pháp lý và phát triển thị trường bất động sản theo hướng minh bạch và bền vững hơn.

Những kỳ vọng từ Luật Đất đai (sửa đổi)

Nhìn ngược lại có thể khá rõ điều này: Tại đề xuất sửa đổi trong Luật Đất đai (trình Quốc hội lấy ý kiến lần đầu tại kỳ họp tháng 10 - 11/2022) ghi rõ: định hướng của Chính phủ trong việc đưa ra cơ chế giá đất theo giá thị trường, thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu, hạn chế đầu cơ đất đai. Luật tiếp tục lấy ý kiến chỉnh lý qua nhiều kỳ họp. Tại bản dự thảo tháng 12/2023 đã nêu rõ hơn vai trò của Chính phủ trong việc thu hồi đất để thực hiện các dự án nhà ở thương mại thông qua đấu giá và đấu thầu. Điều này có thể hỗ trợ quá trình thu hồi đất để làm dự án cho các chủ đầu tư.

Đến nay Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm: 16 chương và 260 điều. So với dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp giữa hai đợt của kỳ họp thứ 6, dự thảo Luật đã bỏ 5 điều, hoàn thiện, chỉnh lý, sửa đổi 250 điều.

Phát triển và lành mạnh thị trường bất động sản được coi là nhiệm vụ mà Chính phủ đặt ra ngay từ đầu năm 2023. Theo đó, Thủ tướng đã kêu gọi chính quyền địa phương tháo gỡ những vướng mắc pháp lý của dự án nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh không hợp thực hóa các sai phạm pháp luật. Điều này cũng được nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan tới nội dung này.

Thủ tướng đã kêu gọi chính quyền địa phương tháo gỡ những vướng mắc pháp lý của dự án

Sẽ không có cơ sở để kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ giải cứu các dự án bị ách tắc do sai phạm, nhưng có thể sẽ cần nhiều thời gian để chính quyền địa phương có thể tham khảo và xin hướng dẫn của các cơ quan cấp cao hơn như Thủ tướng và các Bộ liên quan để có giải pháp phù hợp.

Tuy nhiên, nhìn xa hơn việc thông qua Luật Đất đai sẽ hỗ trợ tâm lý chung của thị trường bất động sản và từ từ có tác động tích cực đến phía nguồn cung dự án. Các chủ đầu tư có vị thế tài chính vững mạnh và có thành tích phát triển dự án tốt dự báo sẽ vẫn duy trì được vị thế thuận lợi để phát triển và thương mại hóa từ quỹ đất hiện hữu khi luật sửa đổi có hiệu lực. Kỳ họp bất thường của Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 15/1 đến ngày 18/1/2024 dự kiến xem xét thông qua: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), và một số Nghị quyết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với những quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới.

Các Sở ngành chức năng đã đề xuất UBND Thành phố thu hồi ba dự án tại quận Nam Từ Liêm do chủ đầu tư để đất hoang hóa hàng chục năm không triển khai dự án, gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn tồn tại hàng trăm dự án nhà chung cư có vi phạm về quy hoạch, thiết kế xây dựng, nghĩa vụ tài chính hay phòng cháy chữa cháy khiến người mua nhà không được cấp sổ hồng.

Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã qui định rõ đơn vị kinh doanh bất động sản nếu không cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua sẽ bị phạt tùy theo mức độ vi phạm.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, mặt bằng giá chung cư trong thời gian tới vẫn khó giảm nhiệt.

Tính từ trung tuần tháng 3/2024 đến nay, cả nước có thêm 4 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành với quy mô 6.950 căn, nâng tổng quỹ căn nhà ở xã hội lên 418.200 căn.