Những lằn roi sau tà áo mỏng| Cuộc sống thành thị| 25/11/2023
minhquoc.lam@daihanoi.vn
25/11/2023, 13:14
Những đứa trẻ đô thị phát triển trí tuệ và tâm lý qua trò chơi và cách chơi. Đô thị Hà Nội không chỉ cần những sân chơi mà cần cả những sân chơi có cách vui chơi sáng tạo.
Không chỉ là một đô thị hối hả, Hà Nội còn là một thành phố sáng tạo, nơi những hoạt động văn hóa, nghệ thuật diễn ra thường xuyên ở khắp nơi, đem đến cho cuộc sống đô thị những khoảng nghỉ đầy giá trị nuôi dưỡng tinh thần.
Đô thị là nơi tập trung mật độ dân cư cao, nơi hạ tầng được xây dựng và phát triển đôi khi không kịp với tốc độ tăng dân số cơ học. Làm thế nào để tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu và những tác động ngày càng lớn, tạo ra những rủi ro cho đô thị?
Cơn lốc đô thị hóa và áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng bên cạnh đó, đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến họ gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn.
Dù ở chung cư hay nhà mặt đất, việc xây dựng mối quan hệ gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau luôn là yếu tố quan trọng để tạo ra một môi trường sống thân thiện và lành mạnh.
Trong quá trình đô thị hoá của Hà Nội, người lao động từ các tỉnh nhập cư vào Hà Nội đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đô thị. Họ làm những công việc lao động phổ thông, sử dụng nhiều sức lao động: khuân vác, dọn dẹp vệ sinh, công nhân nhà máy gia công… nhưng đôi khi những đóng góp của họ chưa được ghi nhận hay thừa nhận đầy đủ.
Người dân đô thị có những cách thức khác nhau để đưa cây xanh vào gần hơn với mình, trong khoảng không gian có hạn của thành phố. Những thách thức từ biến đổi khí hậu hay tiến trình đô thị hóa mạnh mẽ không thể ngăn con người đặt niềm tin và hi vọng vào một thành phố ngày một xanh hơn.
Khi nhắc đến đô thị hiện đại, chúng ta thường hình dung ra sự hối hả, nhịp sống tất bật. Nhưng đằng sau những tòa nhà cao tầng, sau từng con phố vẫn tồn tại những giá trị rất đẹp đó là tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái.
Những ngôi nhà mặt phố bề bộn trên tầng hai tác động đến cảnh quan đô thị. Chúng ta chăm chút cho mặt tiền tầng 1 nhưng dường như đang tùy tiện với những cải biến của không gian tầng 2 ở những ngôi nhà phố.
Có rất nhiều thứ để cảm nhận về Hà Nội từ du lịch, ẩm thực cho đến con người nhưng cảm nhận về mùi vị của Hà Nội thường đem đến những sự khác biệt. Đó là mùi của đường phố, mùi hương của cây cỏ, hoa lá, mùi của ẩm thực, mùi của rác thải, mùi của những con sông…Tất cả xen lẫn nhau, tạo nên một nét riêng biệt của Hà Nội. Mỗi một loại “mùi” đằng sau đó là những câu chuyện về không gian, cuộc sống, về môi trường mà ở đó từng nhân vật có những trải nghiệm riêng.
Ngày càng nhiều hành vi cá nhân được thể hiện công khai trong các không gian công cộng và ngược lại, không gian riêng tư lại bị can thiệp từ các yếu tố bên ngoài.
Mỗi hành động của cư dân đô thị cũng chính là một nhịp thở của “cơ thể” Hà Nội, trong khi họ dường như cũng đang vật lộn với hơi thở của chính mình. Cùng đi tìm phương án để tất cả cùng chung sống hòa thuận và khỏe mạnh và Hà Nội có thể dung hòa được giữa sự phát triển song song với gìn giữ môi trường thở trong lành.
Thị trường bất động sản tại Việt Nam đang chịu nhiều biến động, người trẻ rất khó sở hữu được nhà. Mục tiêu mua nhà của người trẻ đã có sự “dịch chuyển”, mua nhà không còn là ưu tiên hàng đầu, họ chuyển sang thuê nhà, với lối sống tối giản. Từ một phản ứng tâm lý chuyển đổi thành một lối sống.
Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều. Họ dành thời gian để theo đuổi đam mê, phát triển bản thân, tận hưởng sự tự do và không đặt nặng về vấn đề kết hôn.
Trùng tu là một trong số các giải pháp giữ gìn, bảo vệ các di tích, thế nhưng cũng có những câu chuyện buồn về trùng tu đã “biến một di tích trăm tuổi thành di tích một tuổi”.
Có thể nói những tháng cuối năm là mùa của các lễ hội đặc biệt là những lễ hội ngoại nhập như Halloween, Black Friday, Noel, Tết tây,… và nó ngày càng trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bạn bè quốc tế tới Việt Nam để tận hưởng những lễ hội truyền thống của đất nước ta. Sự giao lưu văn hoá này có thể nói hết sức đặc biệt và điều đặc biệt đó còn được thể hiện qua cách chúng ta đón nhận, tận hưởng những dịp lễ hội này.
Nhà mặt phố xưa nay vẫn được coi là tài sản đảm bảo và sinh lời mang lại “tiền dòng” cho các chủ nhà mặt phố. Từ sau đại dịch Covid 19 kèm theo suy thoái kinh tế toàn cầu, nhà mặt phố không còn là lựa chọn ưu tiên của nhiều chủ cửa hàng kinh doanh buôn bán. Sự xuất hiện các loại hình kinh doanh mới như kinh doanh online tuy gián tiếp cạnh tranh nhưng đã và đang giật đi số lượng lớn khách hàng truyền thống của nhà phố. Nhà mặt phố luôn có giá trị cao, thậm chí được xem như của để dành không bao giờ xuống giá. Trong thời buổi công nghệ và nhu cầu sống thay đổi, nhà mặt phố đang có xu hướng giảm dần giá trị.
Trong một thế giới ngày càng bị chi phối bởi công nghệ và đô thị hóa, trẻ em đang lớn lên tách rời khỏi thế giới tự nhiên. Sự mất kết nối này có những hậu quả sâu rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ. Cùng xem chúng ta có thể làm được những gì, và liệu có khả thi không khi giữa những nỗ lực phủ xanh đô thị có một hành trình hồi sinh cho những khu vườn trường sinh thái, nơi khơi dậy trí tò mò và khả năng quan sát, sáng tạo của trẻ, nơi mà thông qua hoạt động học tập và trải nghiệm thực hành, trẻ không chỉ thu nhận kiến thức, trực tiếp chăm sóc cây trồng mà còn có mối liên hệ sâu sắc với thế giới tự nhiên.
Câu chuyện về những nữ doanh nhân thủ đô với những thăng trầm trong bước đường khởi nghiệp, chia sẻ truyền cảm hứng về việc chủ động thiết kế một cuộc đời đáng sống. Cơ hội cho những phụ nữ lập nghiệp ở đô thị, trong những lĩnh vực nhiều thách thức. Những trợ giúp để phụ nữ chủ động thiết lập mục tiêu cuộc sống và lên kế hoạch thực hiện.
Đô thị luôn là nơi được mọi người tìm đến. Ở đó có nhịp sống sôi động, điều kiện giao lưu văn hóa và điều kiện học tập, tìm kiếm việc làm, cơ hội thăng tiến… tạo thành “lực hút” dòng người từ khu vực nông thôn, hội tụ về chốn phồn hoa náo nhiệt. Thế nhưng nhiều bạn trẻ lại ngược dòng lựa chọn phát triển nghề nghiệp “đánh thức” tài nguyên bản địa, kết hợp kiến thức công nghệ, phát huy nét độc đáo văn hoá địa phương, tạo nên những giá trị mới.
Sông Hồng từng đóng vai trò quan trọng trong giao thương, buôn bán đường thủy. Những làng nghề, phố thị từng được hình thành dọc bờ sông. Nhưng rồi khi những phương tiện giao thông phong phú hơn, thuận lợi hơn thì dòng sông Hồng dường như bị lãng quên. Trong nhiều năm phát triển của một đô thị hiện đại, Hà Nội vẫn đang quay lưng về phía sông Hồng. Vùng ven sông Hồng, bãi giữa sông Hồng vẫn được coi như vùng rìa, một vùng đất bị lãng quên dành cho những người tứ xứ, sống tạm. Trong chiến lược phát triển của mình, Hà Nội đã được quy hoạch trở thành thành phố hai bên bờ sông, với dòng sông Hồng là trục chính cho kinh tế, văn hóa, du lịch, sinh thái… Có những lựa chọn nào cho một thành phố bên sông?
Trong bối cảnh đô thị ngày càng đông đúc và chật chội, số lượng người dân sống trong các khu tập thể hay còn gọi là chung cư cũ được xây từ thế kỷ trước tại Hà Nội có số lượng không nhỏ. Cơi nới cải tạo, xây dựng thêm ở các khu chung cư cũ nhằm tạo ra các không gian ở mới, rộng hơn phù hợp hơn với điều kiện sống của các thành viên trong gia đình. Cơi nới không gian chung cư cũ ở giai đoạn thiếu thốn chuyển sang lấn chiếm như một thói quen ở những khu đô thị mới và không gian công cộng.
Ứng dụng công nghệ mới trong trưng bày cổ vật, thiết kế nhiều sản phẩm du lịch văn hóa mới cho khách tham quan, đẩy mạnh truyền thông số... nhiều biện pháp đang được các bảo tàng, di tích áp dụng để thu hút sự quan tâm của công chúng. Làm sao để bảo tàng, di tích có sức sống mới trong đời sống đô thị hiện đại? Làm sao để việc đi bảo tàng, thăm di tích, tìm hiểu về lịch sử của dân tộc thông qua các di sản…trở thành một thói quen văn hóa của người Hà Nội chứ không chỉ là một trào lưu là điều đáng phải suy ngẫm.
Tuổi dậy thì luôn được nhắc đến như một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển và biến đổi khá lớn về tâm sinh lý của một đứa trẻ và thường được hình dung cùng với sự “nổi loạn”, “phá vỡ ranh giới”, “vượt rào”... Khá nhiều hành vi của trẻ ở giai đoạn này trở thành nỗi đau đầu của các bậc phụ huynh.
Vỉa hè – từ một không gian phụ chuyển tiếp từ đường phố vào nhà ở, cửa hiệu, giờ đây trở thành một không gian chính, khi mà mỗi mét vuông đều được tận dụng tối đa. Một đời sống cộng sinh nơi vỉa hè, không gian đa chức năng, thậm chí là chồng lấn nhưng lại được phân định rõ ràng. Ở đó, mỗi mét vuông vỉa hè bày ra đời sống của một đô thị được soi chiếu ở nhiều góc độ: khéo xoay xở, tận dụng, tạm bợ, lấn chiếm, bừa bộn, mưu sinh…
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều bạn trẻ ngày nay đã quyết định dọn ra ở riêng thay vì sống chung cùng cha mẹ ngay cả khi còn chưa lập gia đình. Họ đang đi theo một lối sống tự do, độc lập và không phụ thuộc để tự cảm nhận sự trưởng thành của bản thân. Việc người trẻ ra ở riêng có làm phá vỡ sự gắn kết gia đình và những khó khăn nào họ sẽ phải đối mặt?
Dù là khuyết tật bẩm sinh hay do bệnh tật, tai nạn… Người khuyết tật luôn phải đối diện với rất nhiều khó khăn: trong sinh hoạt, tham gia giao thông, sự tự ti trước ánh mắt người đời và đặc biệt sự mất phương hướng trong cuộc sống… Đôi khi đó là những rào cản vô hình khiến người khuyết tật khó hòa nhập. Cuộc đời là quá trình mỗi cá nhân vươn lên để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình và ai cũng cần được giúp đỡ, đồng hành trong hành trình đó.
Sự bùng nổ của internet cùng với sự ra đời của những website hẹn hò trực tuyến đã giúp cho việc tìm kiếm người yêu trở nên thuận tiện hơn lúc nào hết, và dần dần hẹn hò online đang trở thành xu hướng mới của đời sống hiện đại. Những rắc rối họ có thể gặp phải như lừa tình,lừa tiền, rò rỉ thông tin cá nhân… luôn tiềm ẩn thông qua các ứng dụng hẹn hò. Nhưng vì sao việc hẹn hò online vẫn ngày càng phổ biến và trở thành trào lưu của giới trẻ?
Đời sống hôn nhân là một sự gắn kết khác với giai đoạn yêu đương, nó đòi hỏi một sự cam kết mạnh mẽ giữa hai người trong cuộc, được đánh dấu bằng thời điểm bạn trải qua một đám cưới hạnh phúc. Nhiều cặp đôi sau khi kết hôn bị rơi vào khủng hoảng do những nhu cầu mới được sinh ra, những bất đồng, mâu thuẫn không thể giải quyết. Và để khắc phục điều này, các cặp đôi nên cùng nhau tham gia lớp học tiền hôn nhân, cùng nhau tham gia một khóa học tìm hiểu về tình yêu và cách giữ hạnh phúc sau khi kết hôn.
Những vụ việc bạo lực giới, bạo lực gia đình ngày càng trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là trong bối cảnh đô thị, nơi đời sống cá nhân có xu hướng khép kín. Việc chia sẻ và tìm đến những sự hỗ trợ khi bị bạo lực dù đã được cải thiện nhưng cái nhìn về bạo lực gia đình, bạo lực giới còn có nhiều định kiến. Những ý tưởng và giải pháp hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới, bạo lực gia đình liên tiếp được đưa ra, cả trực tiếp và trực tuyến. Ở đó những yêu thương, sự tử tế cũng được bộc lộ khi nhiều cuộc đời đã được “giải cứu” khỏi tình trạng bị bạo lực.
Sự bùng nổ của các cuộc thi sắc đẹp trong những năm gần đây là biểu hiện cho thấy thị hiếu của công chúng xã hội, xu hướng tôn sùng vẻ đẹp hoàn hảo. Cùng với truyền thông, mạng xã hội ngập tràn về vẻ đẹp ảo qua các ứng dụng chỉnh sửa ảnh và các tiêu chí của vẻ đẹp phi thực tế càng gây sức ép lên phụ nữ (cả ở nam giới) và dường như dẫn đến trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ chạy theo xu hướng. Nhưng, liệu phẫu thuật thẩm mỹ có phải là tiếng nói chủ đạo khẳng định cái đẹp hoàn hảo?
Hà Nội có dấu ấn của nhiều thời kỳ lịch sử, của nhiều nền kiến trúc khác nhau, rất nhiều công trình có từ thời kinh tế kế hoạch hóa, những công trình mới thì thể hiện dấu ấn của nền kinh tế thị trường và thời kỳ đổi mới. Với mục tiêu biến Hà Nội thành đô thị hiện đại và văn minh, cần có sự kết hợp hài hòa giữa lối sống làng xã với văn minh đô thị.
Thành phố Hà Nội đã có đề án di dân phố cổ với mục tiêu giảm mật độ dân cư cũng như áp lực lên cơ sở hạ tầng tại khu vực, giúp cho người dân nơi đây có cuộc sống tốt hơn, chỗ ở rộng rãi, khang trang hơn, và bảo tồn di sản phố cổ Hà Nội. Tuy nhiên cho đến nay, việc giãn dân phố cổ vẫn chưa thể hoàn thành. “Sướng - Khổ” ở nhà phố cổ lại là câu chuyện cần phải bàn, vượt ra ngoài những suy tư cảm tính.
Khái niệm "sáng tạo" dường như được nhắc đến nhiều hơn trong những năm qua, và thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Đó cũng là tiền đề cho việc Hà Nội hiện nay đang sở hữu số lượng không gian văn hóa sáng tạo lớn nhất đất nước.
Sự xuất hiện của các môn thể thao đường phố khiến nhiều người trẻ thích thú. Không bị bó hẹp trong không gian, các môn thể thao đường phố xem vỉa hè, đường phố, công viên là sân chơi để trình diễn. Nhưng, không gian đô thị đang ngày càng chật chội hơn với rất nhiều những nhu cầu, lợi ích cần chia sẻ, đặt các môn thể thao này vào thế “chênh vênh”. Tách các môn thể thao này ra khỏi đường phố, hay bản thân các môn thể thao này phải biến đổi? Liệu có giải pháp nào cho sự kết hợp giữa không gian công cộng và thể thao đường phố của giới trẻ?
Hiện diện trong lòng Hà Nội đông đúc, luôn có những đội cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng khi có ai đó cần giúp đỡ. Đôi khi, họ được gọi là những “người hùng trong phố”. Bóng dáng của người hùng dần trở thành một điều hiển nhiên trong đời sống đô thị. Họ mang trên mình những mong ước và trách nhiệm nặng nề mà xã hội gắn lên họ.
Kinh doanh homestay đã và đang là xu hướng kinh doanh được nhiều nhà đầu tư tại đô thị lựa chọn. Tuy nhiên, không ít người đã vỡ mộng với những khu homestay rộng lớn ở ngoại ô thành phố. Việc kinh doanh homestay không bền vững gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, cảnh quan, phá vỡ hệ sinh thái.
Hà Nội - thành phố trong sông và bên những dòng sông, với sự đa dạng của cảnh quan, hệ sinh thái và đời sống. Ở nơi từng dòng nước, bóng cây cũng gợi ra phong cảnh bốn mùa, lưu thông dòng chảy; nhưng giờ đây, nhiều dòng sông chỉ còn một màu đen đục quanh năm không thay đổi. Những dòng sông trong lòng thành phố đang bị ô nhiễm không thể phục hồi, nếu không có những giải pháp quyết liệt.
Việc xăm hình lên cơ thể giờ đây không còn là điều gì quá xa lạ với tất cả mọi người. Nếu như chỉ khoảng chục năm trước đây, những người có hình xăm thường bị nhìn với ánh mắt e ngại, không mấy thiện cảm, thì giờ đây, xăm lại đang trở thành trào lưu, đặc biệt là với các bạn trẻ thành thị.
Với tốc độ gia tăng không ngừng của lượng phương tiện giao thông cá nhân trong khi quỹ đất dành cho giao thông còn thấp, Hà Nội đang phải đối mặt với ùn tắc, tai nạn và nhiều vấn đề an sinh khác. Thật may, bên cạnh đó, thời gian qua Hà Nội cũng ghi nhận sự phát triển đáng kể của các loại phương tiện giao thông công cộng. Liệu đây có phải là một hướng đi của tương lai? Đâu là lời giải cho việc di chuyển của người dân đô thị mỗi ngày?
Hôn nhân khác quốc tịch không còn xa lạ và đang dần trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay. Có những rào cản về văn hoá, quan điểm, lối sống giữa phương Đông và phương Tây; và đây chính là thử thách để hai thực thể hòa đồng cùng nhau xây dựng hạnh phúc. Làm gì để vượt qua những thử thách này? Câu chuyện thú vị trong Cuộc sống thành thị hôm nay sẽ chia sẻ những cái nhìn mới về hôn nhân khác quốc tịch.
Hà Nội không nằm trên một địa hình thấp trũng, nhưng những năm gần đây, cùng với tốc độ xây dựng và quy hoạch, khai thác tài nguyên nước, hiện tượng ngập lụt đang trở lên phổ biến. Tình trạng này lặp lại hàng năm mà không dễ tháo gỡ...
Trước cơn bão công nghệ, trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Các em tiếp xúc sớm với thiết bị công nghệ, biết sử dụng để học, để chơi, nhưng ngày càng phụ thuộc vào chính các thiết bị đó. Tuy nhiên, các nhà giáo dục nhìn thấy ở đây một môi trường học tập mới cho trẻ, nơi các em có thể học cách làm chủ công nghệ và để công nghệ phục vụ cho đời sống một cách thiết thực.
Văn hóa Việt Nam từng có nhiều trò chơi, đồ chơi dân gian, nhưng nét văn hóa độc đáo này lại đang dần bị lãng quên. Tốc độ đô thị hóa và sự du nhập của công nghệ khiến giới trẻ ngày nay thiếu chỗ chơi, thiếu các giá trị tinh thần cũng như giá trị văn hóa đã dần bị mai một.
Thực tế cho thấy, tư duy “không đỗ đại học mới đi học nghề” đã và đang có sự thay đổi. Những cơ hội và giá trị thực tế mà nghề nghiệp mang lại chính là bằng chứng thuyết phục nhất để thay đổi tư duy cũ đó.
Trong cuộc sống hiện đại, vội vã của đô thị, hình ảnh những chiếc xe đạp thong dong, chậm rãi dường như là một sự tương phản và có nguy cơ bị lùi lại phía sau. Thế nhưng giữa một thành phố vận động trong cả nhịp sống và lối sống ấy, xe đạp hóa ra vẫn có chỗ đứng nhất định theo những cách rất riêng.
Ở mỗi người lại lựa chọn cách thuê nhà khác nhau từ sinh viên, tới những người đi làm, hộ gia đình thu nhập thấp cho đến những người thu nhập cao. Câu chuyện thuê nhà hay mua nhà vẫn luôn được mọi người quan tâm.
0