Những mốc son trong quan hệ Việt - Nga

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ ngày 19 đến ngày 20/6/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, đánh dấu giai đoạn mới củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay kế thừa quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Liên Xô trong quá khứ với nền tảng tình cảm tốt đẹp giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Những mốc son trong quan hệ Việt - Nga

Tháng 1/1950, Việt Nam và Liên Xô chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

Đến tháng 6/1994, Việt Nam và Liên bang Nga ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ 2 nước trong giai đoạn phát triển mới.

Tháng 3/2001, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Nga Putin theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, hai nước đã ký tuyên bố chung về QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC. Nga là nước đầu tiên mà Việt Nam ký tuyên bố xác lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Hơn một thập kỷ sau đó, vào tháng 7/2012, hai nước quyết định nâng tầm quan hệ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đến năm 2030 được hai nước tuyên bố vào tháng 11/2021 có ý nghĩa quan trọng, tạo ra xung lực mới cho các hợp tác thêm mạnh mẽ.

Chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam lần này theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chuyến thăm được khẳng định sẽ tiếp tục là một trong những dấu mốc quan trọng củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga có bề dày lịch sử hơn bảy thập kỷ được nhân dân hai nước dày công vun đắp. Tài sản chung vô giá đó được gìn giữ trong quá khứ, bồi đắp trong hiện tại và trở thành nền tảng dựng xây tương lai cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.

Đây là lần thứ 5 Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam. Bốn lần trước đó có ba lần trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức vào các năm 2001, 2006 và 2013. Lần còn lại là vào năm 2017, khi ông đến Đà Nẵng để dự APEC do Việt Nam làm chủ nhà.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Các đại biểu quan tâm nhiều đến vấn đề: bổ sung thuốc và danh mục thuốc được bảo hiểm chi trả; cơ chế quản lý hiệu quả việc mua bán thuốc.

Sáng 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đồng chủ trì đối thoại với khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của WEF.

Sáng 26/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Sáng nay (26/6), Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng, Nghệ An, với đa số phiếu tán thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Trung Quốc có thế mạnh về phát triển đường sắt kết nối cả nước và đường sắt đô thị. Do đó, Việt Nam mong muốn trao đổi và tìm cơ hội hợp tác.

Trong nhiều nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Dược (Sửa đổi) lần này, việc điều chỉnh nhằm đơn giản hóa hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc sẽ tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận các loại thuốc mới.