Những người giữ hồn làng Lại Đà
Từ xa xưa, Lại Đà đã là một làng tổ chức chặt chẽ, quy củ với việc lập hệ thống thủy lợi, kênh mương tưới tiêu, kết hợp vận tải thủy từ làng ra đồng rất hiệu quả. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao, thu nhập của người dân trong làng luôn cao hơn các vùng xung quanh.
Cụ Vương Khắc Tăng, người dân thôn Lại Đà cho biết: "Từ một vùng đất đồng chiêm trũng, từ xa xưa, người dân đã tổ chức đào một con luồng từ phía Bắc vòng về phía Nam và đi vào giữa làng, tạo ra một đường giao thông thủy: mùa vụ cấy phục vụ chở mạ, chở phân, mùa gặt thì phục vụ chở lúa về bến để đưa về làng. Đồng thời, vào mùa mưa, con luồng này trở thành một công trình thoát nước; còn vào mùa cạn lại thành nơi cấp nước để phục vụ sản xuất vụ chiêm".
Trải qua thời gian và những cuộc chiến ác liệt, làng Lại Đà vẫn giữ gần như nguyên vẹn những nét xưa cũ của một ngôi làng cổ ở ngoại thành Hà Nội, với những di tích lịch sử cách mạng, hầm nuôi giấu cán bộ thời kỳ tiền khởi nghĩa, hệ thống hào chiến đấu chui qua các ngõ xóm, sân vườn tạo thành lối liên thông an toàn để du kích có thể di chuyển linh hoạt.
Đặc biệt, cụm di tích kiến trúc nghệ thuật Lại Đà, gồm: ngôi Đình thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền, chùa Cảnh Phúc và Miếu thờ Thánh mẫu Tiên Dung đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích Quốc gia vào ngày 5/9/1989.
Tất cả đã trở thành niềm tự hào của người dân Lại Đà cũng như những người cao tuổi đang từng ngày gìn giữ hồn cốt cho ngôi làng. Cụ Vương Khắc Tăng, người dân thôn Lại Đà cho biết: "Đình thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền - Trạng nguyên đầu thế kỷ XIII đời nhà Trần, được lập nên ngay sau khi Trạng nguyên Nguyễn Hiền mất, tính đến nay đã được hơn 700 năm".
Năm 1989, cụm di tích kiến trúc nghệ thuật Lại Đà được công nhận là Di tích Quốc gia, từ đó người dân thôn Lại Đà càng thấy được trách nhiệm phải giữ gìn, bảo quản và trông nom để bảo tồn di tích cho muôn đời sau.
Cũng từ năm 1989, ngôi đình đã nhiều lần được tu bổ, tôn tạo tốt hơn nhờ vào công sức đóng góp của những người dân trong làng, đó chính là tình cảm và trách nhiệm của người dân Lại Đà với di tích của làng mình, cụ Vương Khắc Tăng cho biết thêm.
Theo lệ từ xưa truyền lại, cứ vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, người dân làng Lại Đà lại tới Đình thắp hương nhằm giữ nét đẹp văn hóa của làng.
Vào ngày hội làng, người dân Lại Đà từ khắp tứ xứ lại trở về làng để tham dự vào lễ hội lớn nhất trong năm của làng. Từ sáng tinh mơ, những người cao tuổi đại diện cho làng có mặt tại Đình để làm lễ cúng Thành hoàng làng và thực hiện những nghi thức đã được truyền lại từ nhiều đời nay.
Không chỉ mang ý nghĩa giáo dục, gắn kết cộng đồng, về với hội làng, mỗi người dân Lại Đà đều cảm nhận được rất rõ nét đẹp của hồn làng, hồn quê trong đó. Những điều thiêng liêng đã được các thế hệ người cao tuổi trong làng nuôi dưỡng, gìn giữ.
Hội làng cũng là dịp để mọi người cầu mong Thành hoàng làng trợ giúp cho những người con của Lại Đà, dù đi đâu cũng gặp bình an, cuộc sống mỗi gia đình đều được ấm no, xóm làng yên vui, hạnh phúc.
Lại Đà hôm nay đang đổi thay từng ngày, từ một ngôi làng ven đô ngày nào, giờ đang vươn mình lên phố. Những người dân Lại Đà nói chung và những người cao tuổi của thôn nói riêng luôn mong muốn: hòa cùng với sự phát triển chung của Hà Nội và cả nước, ngôi làng Lại Đà vẫn không bị phai nhạt đi những nét đẹp văn hóa truyền thống quý giá đã được gìn giữ qua bao đời nay, để bất kỳ ai đi xa tìm về vẫn thấy hồn làng ở đó.
Các công trình kiến trúc Pháp cổ mang lại cho Hà Nội một vẻ đẹp lãng mạn, cổ kính, sang trọng mà thanh lịch, góp phần làm nên nét độc đáo riêng biệt của Thủ đô.
Thời gian qua, với chương trình “Tơ óng - Màu cây, Đường thêu nét nhuộm xưa nay”, không gian đình cổ Tú Thị (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành một điểm đến giao lưu văn hóa độc đáo, đem lại trải nghiệm bổ ích, thú vị cho thế hệ trẻ và du khách.
Từ ngày 01/01/2025, phí tham quan tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội sẽ tăng từ 70.000 đồng/người/lượt lên 100.000 đồng/người/lượt. Giá vé này áp dụng chung cho du khách Việt Nam và quốc tế.
Trên con đường bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, vẫn còn rất nhiều khó khăn thách thức cần được nhận diện, mà một trong các sai lầm là do xuất phát từ nhận thức lệch lạc, thiếu hiểu biết về khoa học bảo tồn.
Sáng 21/12, tại di tích đền Núi Sưa, quận Ba Đình tổ chức lễ kỷ niệm ngày hóa Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế.
Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.
0