Những người khuân vác ở chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân - Bắc Qua là khu chợ buôn bán lớn bậc nhất Thủ đô, nhiều mặt hàng đa dạng nhất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nơi đây tập trung nhiều lao động từ các tỉnh lân cận làm nghề khuân vác, vận chuyển hàng thuê.

Những người làm công việc khuân vác ở chợ Đồng Xuân - Bắc Qua thường nhận việc vào buổi sáng như thế này. Chủ yếu họ là những người lao động ở những vùng ven phố cổ, hoặc các tỉnh gần Hà Nội, gắn bó với khu chợ truyền thống bao năm nay. Cả đội gần trăm người là những người đàn ông trụ cột trong gia đình.

Càng gần Tết, chợ Đồng Xuân - Bắc Qua lại càng tấp nập. Khu chợ truyền thống chủ yếu bán buôn bao năm nay là nơi nhận và phân phối hàng hóa đi khắp các tỉnh thành phía Bắc.

Hà Nội vào đông, lượng hàng càng tăng lên, tốc độ luân chuyển liên tục càng khiến cho khu chợ thêm tấp nập.

Đội khuân vác chia làm hai luồng công việc vận chuyện lên xuống.

Một khu chợ lớn với hàng hóa đa dạng. Những người bốc vác vì thế cũng không cố định với một mặt hàng nào. Xe đến là thay nhau làm. Những bọc hàng to nhỏ đều được đặt trên vai, tỏa đi các hướng của tầng 2, tầng 3 khu chợ.

Các bao hàng với nhiều mức cân nặng khác nhau. Nhiều nhất cũng hơn 100kg.

Buổi sáng hôm nay, Minh cùng những người vận chuyển hàng lên khá vất vả khi phải gánh trên lưng số lượng hàng hóa nặng như vậy.

Nhận hàng từ những người vận chuyển lên từ anh Hưng, nhóm những người vận chuyển của anh Sớm tiếp quản giao hàng. Khoảng 600 gian hàng thuộc tầng 2 và 3 đều do nhóm 5 người các anh vận chuyển.

Hà Nội càng lạnh, công việc của các anh càng nhiều.

Sự tấp nập của bên trong khu chợ có phần sôi nổi hơn so với dòng chảy bên ngoài kia.

Không có giới hạn số lượng hàng hóa, mỗi một người bốc vác tại chợ đều đặn chia nhau việc để làm, cùng hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc mưu sinh.

Khi chợ đóng cửa, công việc của họ cũng kết thúc./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.

Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.