Những người làm duyên cho túi
Chị Minh Phương thuộc thế hệ 9X, sinh ra và lớn lên tại vùng ngoại thành của Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, chị Phương làm việc trong ngành xuất nhập khẩu và có kinh nghiệm hai năm sinh sống tại nước ngoài.
Từ khi quay về Việt Nam vào năm 2021, chị nghỉ việc hành chính và bắt đầu khởi nghiệp với hành trình làm duyên cho những chiếc túi xách từ chất liệu cỏ bàng, lá buông và lục bình. Đến đầu năm 2024, chị chính thức ra mắt sản phẩm mang thương hiệu của mình.
Tuy mở thương hiệu túi xách thêu ruy băng tại Hà Nội chưa lâu nhưng chị Phương đã có được khá nhiều khách hàng quen, thân thiết. Họ không chỉ là những phụ nữ Hà Nội duyên dáng, mà còn cả khách hàng ở trong và ngoài nước.
"Qua một thời gian làm xuất nhập khẩu với khách nước ngoài và hai năm sinh sống tại Mỹ, tôi cũng nắm được thị hiếu của khách nước ngoài rằng họ rất thích các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mình. Tôi luôn nung nấu ý định muốn mang sản phẩm của Việt Nam, của Hà Nội giới thiệu cho các bạn bè quốc tế" - Chị Phương chia sẻ.
Không chỉ mang bán sản phẩm bằng chất liệu thân thiện với môi trường, được trang trí các mẫu thêu ruy băng lạ mắt, độc đáo, mà ở khâu chăm sóc khách hàng, chị Phương cũng luôn chu đáo, cẩn thận.
Đảm nhận phần tìm hiểu thị trường, thiết kế mẫu mã cũng như đặt hàng các nguyên liệu mộc, chị Phương thường tham khảo ý kiến của những bạn thợ lành nghề tại xưởng để luôn có nhiều sáng tạo và đổi mới trong các mẫu túi đưa ra thị trường.
Những buổi dã ngoại thêu ngoài khung cảnh thiên nhiên luôn là một phần trong các hoạt động của chị Phương cùng những bạn thợ. Giữa bầu không khí trong lành của những buổi sớm mai, mùi thơm mát của cỏ cây, hoa lá, ríu rít tiếng chim hót trên những vòm cây, đây là nơi lý tưởng để các bạn trẻ thỏa sức sáng tạo, thiết kế lên những mẫu hoa cỏ sinh động, làm duyên cho những chiếc túi xách với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, phù hợp với sở thích, nhu cầu đa dạng của phụ nữ, đặc biệt hợp với tính cách tinh tế, duyên dáng của người Hà Nội.
Để có được những sản phẩm ưng ý đến tay khách hàng, những người thợ thêu tài hoa của xưởng thiết kế như chị Hà đều phải rất tâm huyết với nghề. Việc thêu ruy băng trên túi không hề đơn giản, nhưng những phản hồi tích cực của khách hàng về sản phẩm là nguồn khích lệ rất quý giá để các chị thêm yêu nghề thêu thủ công truyền thống của mình.
Những chiếc túi vừa được hoàn thiện sẽ được quay clip mẫu ngay tại khung cảnh thiên nhiên xanh mát. Đây cũng là cách quảng cáo thông minh, trực tiếp chuyển tải thông điệp xanh đến khách hàng yêu thích hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Xã Tuy Lai là một vùng đất nông nghiệp thuần túy thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong những lúc nông nhàn, những người phụ nữ ở đây làm thêm nghề thêu tay trang trí hoa văn trên các mặt hàng như: khăn trải bàn, mặt ngoài của túi xách, các mẫu hoa văn theo đơn đặt hàng của khách.
Những người phụ nữ trong tổ thêu của xã luôn kế thừa và phát huy nghề thêu cổ truyền. Và hiện tại, việc kết hợp với những bạn trẻ có tài thiết kế, kinh doanh, những mẫu thêu lên túi cói đã giúp các chị phát triển được tay nghề, cũng như được nhiều khách hàng biết đến.
Chị Bùi Thị Phượng - xã Tuy Lai - huyện Mỹ Đức cho biết: "Nghề thêu đã có từ khoảng 50 - 60 năm. Bà truyền lại cho mẹ, mẹ lại truyền nghề cho tôi. Dần dần tôi quen với nghề, đến giờ đã được khoảng 30 năm. Từ những năm 2008, 2009 đã bắt đầu tìm việc thêu cho các chị em trong xã."
Hà Vi và Huệ Chi là hai bạn trẻ sinh đầu những năm 2000. Sau khi tốt nghiệp loại Giỏi tại trường Đại Học Thương Mại và làm việc cho một số tập đoàn lớn, đến đầu năm 2024, Hà Vi đã kết hợp cùng bạn Huệ Chi để cho ra mắt thương hiệu túi xách thêu thủ công của mình. Tổ thêu của chị Phượng cũng là một trong những xưởng thêu chính cho thương hiệu túi xách của hai cô gái trẻ nhưng đầy bản lĩnh và kinh nghiệm này.
Để lên được những mẫu túi cói thêu hoa vừa trẻ trung, hiện đại nhưng không kém phần tinh xảo, duyên dáng, Hạ Vi và chị Phượng thường rất cầu kỳ trong việc tìm nguồn nguyên liệu, sao cho phải vừa đẹp, vừa bền, tuy giá thành cao, nhưng lại đảm bảo về chất lượng.
Trong nhịp sống hiện đại của Thủ đô, những giá trị truyền thống không hề mai một, mà đang ngày càng được bảo tồn và phát huy rực rỡ, nhờ vào lớp người trẻ năng động và nhiệt huyết. Những người phụ nữ Hà Nội này không chỉ thổi sức sống mới vào từng mũi kim khâu, biến những chiếc túi xách thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mới lạ, sống động, mà họ còn tiếp nối và làm rạng danh nghề thêu thủ công cổ truyền, giữ vững hồn cốt văn hóa của mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.
Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.
Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.
Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê Xa Mạc (xã Liên Mạc, huyên Mê Linh) đứng trước nguy cơ biến mất. Trong bối cảnh đó, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược đã dành rất nhiều công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông được người dân nơi đây yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.
0