Những người mẹ thứ hai đặc biệt của trẻ sinh non

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tỷ lệ trẻ đẻ non hàng năm chiếm 10% tổng số trẻ được sinh ra. Nhưng tập thể y bác sĩ của khoa Sơ sinh với 90% là nữ đã bằng sự nỗ lực, tâm huyết và tình yêu thương đã sưởi ấm những trái tim non nớt cứu sống nhiều em bé non tháng.

Chăm sóc trẻ sinh non là một thách thức rất lớn vì những biến chứng và tỷ lệ tử vong cao. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nơi không có ranh giới giữa áo blouse trắng và những đứa trẻ, chỉ còn lại tình thương và sự ấm áp.

Các em bé sinh non được chăm sóc và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Điều dưỡng Nguyễn Thị Lượt, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ: "24h, ngoài thời gian nghỉ ngơi thì tôi dành hết thời gian cho các con rồi, vất vả thì thực sự rất vất vả nhưng vui thì rất vui, các em bé ở đây như con của mình vậy. Dù sao mình cũng làm mẹ, và mọi thứ với em bé là ranh giới giữa sự so óng và cái chết, nếu mình không giơ tay ra thì ranh giới chết sẽ nhanh hơn, khi tay em bé nắm tay mình, tự dưng cho mình một động lực."

Sự tận tình của các y bác sĩ khi chăm sóc trẻ sinh non

Ngoài ra, Cử nhân điều dưỡng Phạm Thị Mỹ Thu, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng cho biết: "Khi mà đã đến đây làm, xác định là làm hồi sức sơ sinh là vất vả rồi, từ ngày nghỉ lễ Tết đều phải trực trong khu này, cũng phải hy sinh nhiều thứ như con cái mình nhiều khi các cháu ốm đau sốt ở nhà nhưng cũng ko được chăm sóc con, nhưng gia đình mình ở nhà ốm đau còn có chồng vợ, con cái chăm sóc, còn các em bé ở đây thì không có gia đình."

Theo chia sẻ từ bác sĩ CKII Phạm Thị Thu Phương, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các nhân viên y tế của ở bệnh viện gần như 90% là nữ, các cô cũng là những người mẹ, đã từng là người mẹ nên họ hiểu những tình cảm dành cho những đứa con bé bỏng của mình. Mọi người phải tận dụng những thời gian vàng, được tính từng giây mỗi lần như thế giúp các em bé hồi sinh trở lại đó là hạnh phúc nhất trong nghề. Nhìn những giọt nước mắt hạnh phúc của bố mẹ khi đón con về là niềm hạnh phúc của toàn thể y bác sĩ bệnh viện. 

KHOA SƠ SINH – BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Số ca điều trị năm 2023: 3505 ca đẻ non cân nặng thấp

90% trẻ là sinh non, cực non (25,26 tuần)

Tỷ lệ cứu sống: 95%

Đã nuôi sống trẻ có cân nặng thấp nhất: 400 gram

Cứu sống trẻ có tuổi thai thấp nhất: 24 tuần (550 gram)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, cùng 75 loại khoáng vật có công dụng trong y dược, trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm và đặc hữu, nhưng việc khai thác và ứng dụng nguồn dược liệu còn nhiều hạn chế.

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.