Những nỗ lực mới của Mỹ ở Châu Phi
49 nhà lãnh đạo được mời đến thượng đỉnh Mỹ - Châu Phi lần thứ hai được tổ chức trong tuần qua tại Washington, Mỹ. Trong số đó, Tổng thống Mozambique Filipe Nyusi cho biết cần đầu tư vào hòa bình và vào sự tham gia của người dân, đầu tư vào nền dân chủ. Ông Filipe Nyusi hy vọng mọi thứ sẽ đến với châu Phi vào đúng thời điểm. "Chúng tôi cần đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế của chúng tôi, và những khoản đầu tư này phải liên quan đến nguồn lực con người, điều cần thiết cho tất cả các quốc gia”, Tổng thống Filipe Nyusi nói.
''Mỹ 'dồn hết' vì tương lai của Châu Phi", ông Biden nói với các nhà lãnh đạo Châu Phi tham dự hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày ở Washington, Mỹ. Tổng thống Biden cho biết một thỏa thuận mới của Mỹ với Khu vực Thương mại tự do lục địa Châu Phi sẽ giúp các công ty Mỹ tiếp cận với 1,3 tỉ người và một thị trường trị giá 3.400 tỉ USD.
An ninh lương thực và sự phát triển bền vững đối với Châu Phi là điểm nhấn quan trọng tại Hội nghị lần này với cam kết hỗ trợ chưa từng có của Mỹ, lên tới 55 tỷ USD trong vòng 3 năm tới. Đặc biệt, Hội nghị đã ra một tuyên bố chung về an ninh lương thực, trong đó nhấn mạnh, Mỹ và Châu Phi sẽ nỗ lực sử dụng tất cả các công cụ ngoại giao, kỹ thuật và tài chính để xây dựng hệ thống lương thực và chuỗi cung ứng đa dạng, bền vững và nâng cao năng lực sản xuất của Châu Phi.
Tại Hội nghị, Mỹ cũng tuyên bố ủng hộ Liên minh Châu Phi (AU) trở thành thành viên thường trực của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G20), ủng hộ việc dành một ghế cho Châu Phi trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng dành một phiên thảo luận về Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng Châu Phi (AGOA) dự kiến hết hạn vào năm 2025. Tại đây, các Bộ trưởng Thương mại Mỹ và Châu Mỹ đã đưa ra kế hoạch về một nền tảng để mở rộng Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng Châu Phi, bao gồm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư hai chiều, hỗ trợ hội nhập kinh tế khu vực và chia sẻ quan điểm về các vấn đề quan trọng khác cùng quan tâm, ảnh hưởng đến hợp tác thương mại Mỹ - Châu Phi.
Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden, 600 triệu USD dành cho cáp truyền thông tốc độ cao sẽ kết nối Đông Nam Á với Châu Âu qua Ai Cập và vùng Sừng Châu Phi, đồng thời giúp mang lại kết nối internet tốc độ cao cho các quốc gia. Điểm mấu chốt rất đơn giản. Thương mại phải diễn ra trên nền tảng cơ sở hạ tầng đáng tin cậy để hỗ trợ và đảm bảo chuỗi cung ứng linh hoạt. ''Cải thiện cơ sở hạ tầng của Châu Phi là điều cần thiết cho tầm nhìn của chúng tôi về xây dựng một nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn, có thể chống chọi tốt hơn với các cú sốc mà chúng ta đã chứng kiến trong vài năm qua'', ông Biden nói.
Nhằm củng cố quan hệ thương mại và đầu tư trong tương lai, các nhà lãnh đạo Mỹ - Châu Phi cũng đã bàn thảo về sự tham gia của Mỹ vào Hiệp định Khu vực Thương mại tự do Châu Phi (AFCFTA), thúc đẩy an ninh lương thực và tăng cường đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, y tế, năng lượng tái tạo của lục địa này.
Tổng thống Biden cũng cho biết ông sẽ sớm thăm Châu Phi sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Châu Phi. Nếu diễn ra, chuyến đi sẽ là lần công du đầu tiên của ông Biden đến Châu Phi trong nhiệm kỳ tổng thống và cũng là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo Mỹ đến châu lục này sau một thập niên kể từ chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama năm 2013.
Lễ hội rượu vang Beaujolais Nouveau truyền thống của Pháp vừa được khai mạc tại Thủ đô Paris. Đây được xem là một trong những lễ hội về rượu vang được tổ chức hàng năm lớn nhất thế giới.
Phó Chủ tịch Công ty đường ống nhà nước MERO của Cộng hòa Séc cho biết, nước này dự kiến sẽ ngưng tiêu thụ dầu của Nga từ tháng 7/2025, sau khi nâng cấp đường ống xuyên dãy Alps cho phép nước này tăng cường các chuyến hàng từ phía Tây.
Ngành công nghiệp bia ở Vương quốc Anh đang chứng kiến xu hướng ngày càng tăng của những đồ uống có nồng độ cồn thấp hoặc không cồn, đặc biệt là bia không cồn.
Ngày 22/11, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm duy trì một mối quan hệ thương mại ổn định và phát triển bền vững, điều mà Bắc Kinh cho rằng sẽ có lợi cho cả hai quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.
Hơn 30 công ty Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong chuỗi công nghiệp năng lượng gió ngoài khơi, thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, đồng thời khám phá các giải pháp phát triển sáng tạo chung.
Texas tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi đề xuất sử dụng 1.400 mẫu đất tại hạt Starr, gần biên giới Mỹ - Mexico để hỗ trợ kế hoạch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp của ông.
0