Những rào cản trong phát triển Ngân hàng xanh

Hoạt động Ngân hàng xanh đang được quan tâm tại Việt Nam bởi những đóng góp đối với các dự án phát triển nhằm mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường phát triển các nguồn năng lượng bền vững… Tuy nhiên, còn nhiều rào cản cần tháo gỡ để phát triển Ngân hàng xanh ở Việt Nam.

Phát triển ngân hàng số để giảm tiêu thụ tiền mặt; Tự động hóa hoạt động giao dịch để giảm giấy tờ; Ưu tiên cho vay doanh nghiệp sản xuất xanh; Hay đẩy mạnh tài trợ các dự án vì môi trường... Đây là những mục tiêu mà hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đang hướng tới trên hành trình xanh hóa của mình.

Những rào cản trong phát triển 'Ngân hàng xanh'

Ông Đinh Văn Chiến - Phó tổng giám đốc Ngân hàng TPBank cho biết: ''Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào câu chuyện tự động hóa, số hóa để từ những giao dịch đơn giản nhất, chúng tôi dùng tất cả con Bot tự động để thực hiện cũng như quy trình giao dịch làm sao đơn giản nhất, gọn nhẹ nhất để chúng tôi đạt được trên 95% các hợp đồng tương tác trong nội bộ ngân hàng theo đúng tiêu chuẩn “không giấy tờ” thì đấy cũng là một trong những đóng góp rất lớn vào phát triển xanh.''

Ông Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Thương hiệu và Quan hệ Công chúng - Ngân hàng BIDV cho biết: ''Thứ nhất, cho vay các dự án phát triển bền vững thì có thể nói cho đến nay BIDV là một trong những ngân hàng có dư nợ cho vay phát triển xanh lớn nhất với quy mô khoảng gần 70 nghìn tỷ, thứ 2 BIDV cũng rất quan tâm đến các sự kiện xã hội vì cộng đồng.''

Tiêu chuẩn chính xác về một ngân hàng xanh tại Việt nam vẫn chưa được ban hành cụ thể

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tiêu chuẩn chính xác về một Ngân hàng xanh tại Việt nam vẫn chưa được ban hành cụ thể.

Chưa có quy định trách nhiệm của TCTD cho vay đối với dự án gây hại cho môi trường, hay đối với các NHTM, hoạt động tín dụng xanh chưa thực sự được quan tâm do lãi suất cho vay thấp, các điều kiện vay liên quan đến môi trường rất chặt chẽ.

Ông Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia Kinh tế Tài chính cho biết: ''Các tiêu chuẩn về Ngân hàng xanh nó lại cũng chưa cụ thể và thiếu rõ ràng và nguồn lực cho Ngân hàng xanh đó cũng đang là một vấn đề và rõ ràng bài toán về tài chính xanh nó đang đặt hệ thống ngân hàng trước một quyết tâm rất cao đó là trước hết phải xanh hóa các ngân hàng của mình và có được các chiêu thức về huy động nguồn vốn cũng như sử dụng nguồn vốn đó đáp ứng  tiêu chuẩn xanh hóa.''

Còn nhiều “rào cản” cần tháo gỡ để phát triển Ngân hàng xanh ở Việt Nam.

Ông Phạm Xuân Hòe - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng cho biết: ''Thách thức thứ nhất là về nguồn vốn cho vay trung và dài hạn để làm xanh hóa nền kinh tế, xanh hóa doanh nghiệp tức là về danh mục cho vay thì nguồn vốn đó của ngân hàng Việt Nam lại hơi hạn hẹp, chủ yếu lại dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, thách thức.

Thứ hai là câu chuyện lãi suất khi mặt bằng vẫn khá cao đặc biệt cho vay trung dài hạn và những dự án xanh của nền kinh tế lại hầu như sử dụng vốn trung dài hạn và cái lãi suất như vậy thì giá thành sẽ rất cao.''

Do đó, để thúc đẩy phát triển Ngân hàng xanh ở Việt Nam, các vấn đề cần quan tâm thực hiện lúc này gồm: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, các chính sách ưu đãi, cơ chế hỗ trợ để khuyến khích phát triển ngân hàng xanh; Tăng cường tính bắt buộc, chịu trách nhiệm của hệ thống ngân hàng trong thực hiện đề án ngân hàng xanh; phát triển đồng bộ các thị trường tài chính xanh, đặc biệt là thị trường trái phiếu xanh và các nhà đầu tư có tổ chức, tạo cơ sở cho ngân hàng huy động vốn xanh trên thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ứng dụng ngân hàng quét NFC trong căn cước công dân gắn chip liên tục gặp tình trạng thiết bị lỗi, thao tác sai khi người dùng cập nhật dữ liệu sinh trắc học.

Hoạt động Ngân hàng xanh đang được quan tâm tại Việt Nam bởi những đóng góp đối với các dự án phát triển nhằm mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường phát triển các nguồn năng lượng bền vững… Tuy nhiên, còn nhiều rào cản cần tháo gỡ để phát triển Ngân hàng xanh ở Việt Nam.

Giá vàng nhẫn tại Công ty Vàng bạc Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 74,28 – 75,58 triệu đồng/lượng (mua/bán) giảm 280.000 đồng/lượng chiều mua và giảm mạnh 480.000 đồng/lượng chiều bán.

Theo điều hành của liên Bộ Công thương - Tài chính, từ 15h hôm nay 27/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng đợt thứ ba liên tiếp. Xăng E5RON92 tăng 510 đồng/lít, giá bán là 22.010 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 550 đồng, giá bán lên mức 23.010 đồng/lít.

Giá vàng chiều qua 26/6 tiếp tục duy trì sự ổn định với mức bán ra 76,98 triệu đồng/lượng vàng miếng SJC.

Các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh: ngay sau thông tin tăng lương, Chính phủ cần có ngay những giải pháp để kiềm chế lạm phát, ngăn hàng hóa tăng giá theo lương.