Những thành phố tắc nghẽn giao thông nhất thế giới

Ùn tắc giao thông là vấn đề phổ biến và gây nhức nhối đối với các đô thị lớn trên thế giới. Đây cũng là một trong những cơn ác mộng của người lái xe.

Những thành phố tắc nghẽn giao thông nhất thế giới

Ùn tắc giao thông là vấn đề phổ biến và gây nhức nhối đối với các đô thị lớn trên thế giới. Đây cũng là một trong những cơn ác mộng của người lái xe. Dù đi làm hay chỉ đơn giản là để có một cuộc hẹn trong thành phố, việc đến đúng giờ gây ra sự căng thẳng hàng ngày đối với hàng triệu người lái xe ô tô. Bên cạnh đó, ùn tắc giao thông còn làm lãng phí thời gian, gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại về tài chính hàng chục tỷ USD ở mỗi nước. Trong danh sách của TomTom traffic index, dữ liệu theo dõi tình trạng tắc nghẽn ở các thành phố lớn trên thế giới, thì năm 2023, Thủ đô London (Anh) vẫn là thành phố tắc nghẽn nhất thế giới, bên cạnh đó là các thành phố Dublin của Ireland, Toronto của Canada. Tại Paris (Pháp), số giờ tắc nghẽn giao thông cũng tăng cao hơn năm 2022.

Ùn tắc giao thông là vấn đề phổ biến và gây nhức nhối đối với các đô thị lớn trên thế giới.

Thủ đô London của Vương Quốc Anh với những công trình nổi tiếng như Cung điện Burkingham, Cầu tháp, Vòng quay mắt London là một trong những thành phố thu hút đông du khách nhất thế giới. Hàng năm có khoảng hơn 16 triệu du khách ghé thăm London. Thế nhưng, đây cũng là thành phố đứng đầu thế giới và châu Âu về tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng. Mỗi năm, người dân thành phố này phải chịu cảnh ùn tắc 13 ngày và 5 ngày trong tình trạng kẹt cứng (tương ứng 139 giờ). Để đi 10km ở thủ đô người dân Anh phải đi lâu hơn người dân Paris tới 10 phút.Vào năm 2023, thời gian trung bình của một hành trình 10 km thông thường ở thủ đô nước Anh là 37 phút 20 giây. Con số này nhiều hơn một phút so với năm 2022 và nhiều hơn gần hai phút so với năm 2021, điều này cho thấy sự quay trở lại dù chậm nhưng thấy rõ của xu hướng tắc nghẽn giao thông giống như trước thời kỳ đại dịch Covid.

Những người lái xe ô tô trong giờ cao điểm thậm chí còn chìm trong cảnh báo đỏ nhiều hơn. Họ mất khoảng 40 phút để đi 10km mỗi ngày trong giờ cao điểm.

Thủ đô Dublin của Cộng hòa Ireland đứng ở vị trí thứ 2 với thời gian di chuyển trong 10km là 29 phút 30 giây.

Cũng trong danh sách gần 400 thành phố được khảo sát về tình trạng tắc nghẽn giao thông của TomTom traffic index, xếp sau thành phố London, Thủ đô Dublin của Cộng hòa Ireland đứng ở vị trí thứ 2 với thời gian di chuyển trong 10km là 29 phút 30 giây, thứ 3 là Toronto của Canada với thời gian 29 phút, còn thành phố Milan của Italia xếp thứ 4 với 28 phút 50 giây, và đứng ở vị trí thứ 5 trong bảng danh sách là Thủ đô Lima của Peru với thời gian 28 phút.

Nước Pháp cũng có nhiều thành phố xếp thứ hạng cao trong top những thành phố đứng đầu thế giới về tắc nghẽn giao thông trong đó có Thủ đô Paris. Năm 2023, các tài xế ở Paris phải chịu cảnh ùn tắc giao thông tới 120 giờ, nhiều hơn 11 giờ so với năm 2022. Thành phố này đứng vị trí thứ 16 trong tổng số 387 thành phố trên thế giới về tắc nghẽn giao thông. Để thực hiện hành trình 10 km bằng ô tô ở trung tâm thành phố, người dân thủ đô nước Pháp phải mất tới 26 phút 30 giây.

Nước Pháp cũng có nhiều thành phố xếp thứ hạng cao trong top những thành phố đứng đầu thế giới về tắc nghẽn giao thông trong đó có Thủ đô Paris.

Một dấu hiệu cho thấy tình trạng tắc nghẽn đường bộ tại nhiều thành phố lớn trên thế giới vẫn chưa được cải thiện, đó là tốc độ di chuyển trung bình đã giảm vào năm 2023 ở 228 trong tổng số 387 thành phố trên khắp thế giới, được liệt kê trong bảng xếp hạng của nhà sản xuất GPS. Và  theo thống kê chỉ có 77 thành phố có tốc độ di chuyển trung bình tăng lên.

New York thu phí tắc nghẽn giao thông

Cuộc chiến chống tắc nghẽn giao thông luôn là một vấn đề lớn được đặt ra đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Singapore đã thực hiện thu 3 loại phí gồm: Phí sử dụng đường bộ; Phí hạn chế lưu hành phương tiện cá nhân; Phí tắc nghẽn giao thông. Còn Stockholm, Thụy Điển cũng áp dụng hệ thống thu phí đường bộ điện tử đối với các ô tô và xe máy đi vào thành phố ngoại trừ các xe ưu tiên. Thành phố New York, nơi có tình trạng giao thông tắc nghẽn hơn bất kỳ thành phố nào ở Mỹ, cũng sẽ sớm theo chân các đô thị lớn khác trên thế giới như London, Stockholm hay Singapore, triển khai kế hoạch thu phí tắc nghẽn giao thông. Đây cũng là thành phố đầu tiên của nước Mỹ thực hiện giải pháp mang tính bước ngoặt này.

Hàng ngày, New York có tới 900.000 phương tiện đi vào khu thương mại trung tâm Manhattan.

Hàng ngày, New York có tới 900.000 phương tiện đi vào khu thương mại trung tâm Manhattan. Sự đông đúc này làm giảm tốc độ di chuyển trung bình xuống còn khoảng 11 km/h. Những người ủng hộ và các nhà lập pháp cho rằng việc tính phí hàng ngày với các phương tiện đi vào khu vực trung tâm thành phố sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc và giúp tăng ngân sách cho việc sửa chữa cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng.

Ông Janno Lieber - Giám đốc điều hành Cơ quan giao thông đô thị New York.

New York hiện có lượng xe cộ lưu thông lớn hơn bất kỳ thành phố nào khác tại Mỹ. Chúng tôi đã nỗ lực suốt 5 năm qua nhằm đưa ra một kế hoạch thu phí tắc đường mang lại hiệu quả cao nhất, và bây giờ điều này đã trở thành hiện thực.

Ông Janno Lieber - Giám đốc điều hành Cơ quan giao thông đô thị New York.

Theo kế hoạch, thành phố New York sẽ thu phí hàng ngày là 15 USD ( khoảng 373.000 đồng) đối với các phương tiện chở khách ở phía Nam phố 60 của Manhattan bắt đầu từ giữa tháng 6. Tiền phí sẽ lên tới 36 USD ( khoảng 897.000 đồng) đối với xe tải và xe buýt có kích thước lớn hơn. Vào ban đêm, mức phí đó giảm xuống chỉ còn 6 hoặc 9 USD.

Trong những giờ ban đêm khi có ít xe cộ hơn, phí cầu đường đối với xe khách giảm xuống còn 3,75 USD (94.000 đồng) còn người đi xe máy sẽ phải trả gấp đôi để vào khu vực này. Mỗi lái xe sẽ chỉ bị tính phí một lần mỗi ngày.

Xe taxi màu vàng, xe taxi màu xanh lá cây và xe ô tô chở khách màu đen sẽ phải trả phí 1,25 USD (khoảng 32.000 đồng). Xe Uber, Lyft và các phương tiện chia sẻ chuyến đi khác phải trả phí cao hơn gấp 2 lần cho mỗi lần di chuyển trong khu vực tắc nghẽn. Những khoản phí này cộng thêm phí tắc nghẽn 2,50 USD (khoảng 62.000) đối với taxi và 2,75 USD (68.000) đối với phương tiện cho thuê đã được áp dụng kể từ năm 2019.

Xe taxi màu vàng, xe taxi màu xanh lá cây và xe ô tô chở khách màu đen sẽ phải trả phí 1,25 USD (khoảng 32.000 đồng).

Chủ phương tiện có tổng thu nhập hàng năm không quá 50.000 USD hoặc những người nhận trợ cấp thu nhập thấp có thể đủ điều kiện được giảm 50% phí tắc nghẽn cho một số chuyến đi hoặc nhận tín dụng thuế của tiểu bang New York theo kế hoạch. Xe cấp cứu,  các phương tiện chở người khuyết tật, xe công vụ và một số phương tiện thuộc trường hợp đặc biệt sẽ được miễn phí.

Trước quy định mới này, nhiều người dân New York tỏ ra lo lắng khi họ phải bỏ ra nhiều tiền hơn để có thể lưu thông trong thành phố. Những người làm kinh doanh như ông Alam, một nhà cung cấp thực phẩm ở Mantattan không khỏi băn khoăn khi việc thu phí sẽ khiến giá các mặt hàng tăng cao hơn và thu nhập của ông sẽ ít đi.

Bây giờ mọi thứ đều tăng giá, vì chi phí cho xe vận chuyển thực phẩm. Mỗi ngày, nếu chúng tôi kiếm được 200 USD, chúng tôi phải chi 150 USD cho vật tư, chi phí và mọi thứ. Vì vậy, 23 USD không tốt cho ai cả. Nếu họ làm như vậy, sẽ không ai muốn kinh doanh trong thành phố, người ta sẽ đến một nơi khác rẻ hơn và đủ điều kiện để kinh doanh.

Ông MD Alam - Người bán thực phẩm ở Manhattan.

New York cho biết khoản phí này sẽ cắt giảm 17% lưu lượng giao thông và cải thiện chất lượng không khí cũng như tăng mức sử dụng phương tiện công cộng từ 1% đến 2%, đồng thời tạo ra 1 tỷ đến 1,5 tỷ USD mỗi năm và hỗ trợ vốn vay 15 tỷ USD để cải thiện giao thông công cộng.

Việc thu phí đối với những người lái xe vào phía Nam phố 60 của Manhattan dự kiến sẽ bắt đầu vào khoảng ngày 15 tháng 6.

Việc thu phí đối với những người lái xe vào phía Nam phố 60 của Manhattan dự kiến sẽ bắt đầu vào khoảng ngày 15 tháng 6. Ngày chính thức sẽ được công bố sau khi quá trình xem xét liên bang về cơ cấu thu phí hoàn tất và khi cơ sở hạ tầng quan trọng cho việc thu phí, chẳng hạn như nhiều đầu đọc biển số xe hơn được hoàn thiện.

Trung Quốc phát triển taxi bay

Ngoài việc thực hiện thu phí ùn tắc, để giảm tải tình trạng tắc nghẽn giao thông, chính quyền nhiều thành phố lớn cũng đã thử nghiệm nhiều cách tiếp cận khác nhau, từ việc cải thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng thêm các tuyến đường và làn đường mới, khuyến khích làm việc từ xa và giờ làm việc linh hoạt, triển khai các điểm giao hàng thông minh cho đến phát triển vận tải đa phương thức, khuyến khích phương tiện giao thông công cộng. Còn tại Trung Quốc, trong những năm gần đây, nước này đã phát triển mạnh phương tiện vận chuyển mới, đó taxi bay tại các khu vực đô thị, kích thích sự hồi sinh của vận tải hàng không. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, cho dù taxi bay chưa thể cạnh tranh so với các phương tiện thông dụng khác về mặt giá cả nhưng đây là sẽ là một trong những xu thế mới góp phần giúp giảm ùn tắc giao thông.

Thành phố Thâm Quyến đã tận dụng các biện pháp công nghệ vận chuyển hàng không tầm thấp để biến ý tưởng “bay” trên những con đường tắc nghẽn thành hiện thực.

Thành phố Thâm Quyến đã tận dụng các biện pháp công nghệ vận chuyển hàng không tầm thấp để biến ý tưởng “bay” trên những con đường tắc nghẽn thành hiện thực. Dù giá taxi bay đắt hơn  rất nhiều so với các phương tiện giao thông khác, khoảng 13.800 nhân dân tệ (tương đương 1.930 USD) mỗi giờ, nhưng nhiều người, đặc biệt là các doanh nhân vẫn chọn taxi bay để tránh tình trạng tắc đường ở Thâm Quyến. Nếu như thời gian để di chuyển 40 km trên đường bộ mất khoảng 40 đến 60 phút, thì người sử dụng máy bay không người lái chỉ mất thời gian ngắn hơn nhiều, 10 phút bay trên không.

Hơn nữa, họ không phải căng thẳng mỗi khi di chuyển trong giờ cao điểm. Tính đến năm 2022, tại thành phố Thâm Quyến đã có tới hơn 1.500 doanh nghiệp liên quan đến chuỗi kinh tế vận tải taxi bay tầm thấp, giúp thành phố thu về 75 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 10,6 tỷ USD), chiếm 70% tổng doanh thu trong lĩnh vực này tại Trung Quốc.

Tính đến năm 2022, tại thành phố Thâm Quyến đã có tới  hơn 1.500 doanh nghiệp liên quan đến chuỗi kinh tế vận tải taxi bay tầm thấp.

Các dữ liệu chính thức cho thấy, trong những năm qua, ngành công nghiệp máy bay không người lái của Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ.

Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cho biết có gần 1,27 triệu máy bay không người lái được đăng ký trên cả nước vào cuối năm 2023, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoảng 19.000 công ty đã tham gia vận hành máy bay không người lái và 194.000 người có chứng chỉ lái máy bay không người lái.

Gần 1,27 triệu máy bay không người lái được đăng ký ở Trung Quốc vào cuối năm 2023.

Ông Luo Hongjiang, Phó Giám đốc, Văn phòng Điều tiết Không lưu, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc CAAC cho biết sẽ tăng cường lập kế hoạch, cũng như các nguồn lực và phối hợp kinh doanh. Việc trình diễn thí điểm về không lưu sẽ chủ yếu được thực hiện ở các khu vực thành thị.

Máy bay không người lái được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc trong các ngành công nghiệp bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và ngư nghiệp cũng như giải trí và chụp ảnh trên không. Một số thành phố đã bắt đầu thử nghiệm việc giao hàng bằng máy bay không người lái.

Hiểu được tác động nhiều mặt của tắc nghẽn giao thông là điều cần thiết để các nhà chức trách thiết kế các chiến lược hiệu quả nhằm chống lại tình trạng nhức nhối này. Bằng cách xem xét các khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội và an toàn, cũng như so sánh các lựa chọn sẵn có, chúng ta có thể hướng tới một cách tiếp cận toàn diện nhằm giảm tắc nghẽn giao thông và tạo ra một hệ thống giao thông bền vững, trong lành và hiệu quả hơn cho tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm vừa qua, thế giới đã chi khoảng 2.440 tỷ USD cho mục đích quân sự, số tiền cao nhất từng có. Con số này tăng 6,8% so với năm 2022, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ năm 2009. Theo đó, chi tiêu quân sự năm 2023 chiếm 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tăng so với mức 2,2% của năm 2022. Có thể thấy, chừng nào những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết thì xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì.

Châu Á sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong thương mại toàn cầu, đóng góp khoảng 45% vào tổng xuất khẩu của thế giới và hơn 80% vào nhập khẩu. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và các chính sách không chắc chắn có thể cản trở sự phục hồi thương mại chung của thế giới trong hai năm tới.

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua khoản viện trợ trị giá gần 61 tỷ USD cho Ukraine, với cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt tại Hạ viện hôm 20/3 và tại Thượng viện ngày 23/4, theo giờ địa phương. Liệu gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện trên chiến trường hay chỉ làm xung đột kéo dài thêm?

Ông Trump bị cáo buộc làm giả hồ sơ để che đậy khoản thanh toán nhằm mua chuộc sự im lặng của một diễn viên phim người lớn về mối quan hệ với ông. Đây là phiên tòa đầu tiên mang tính lịch sử đối với một cựu tổng thống Mỹ và có thể là bước ngoặt đối với ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Chủ đề Ngày Trái đất năm 2024 là “Trái đất và nhựa” nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái đất.

Sau 20 năm lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ từ nhiệm vào ngày 15/5/2024. Người kế nhiệm ông sẽ là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong. Đây là tiến trình chuyển giao lãnh đạo đã được lên kế hoạch từ lâu của Singapore, và được Thủ tướng Lý Hiển Long gọi là thời khắc quan trọng.