Những tiết học đặc biệt tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ký ức về một người khiêm nhường, chí lớn, về một nhà lãnh đạo mẫu mực đã hằn sâu trong nhiều thế hệ trẻ của Việt Nam. Và những câu chuyện xúc động về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở thành những bài học đạo đức sống động cho mỗi học sinh đang trên ghế nhà trường.

Cô giáo Trần Thị Thành – Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội chia sẻ: “Nghe tin Tổng Bí thư qua đời chúng tôi thương tiếc vô cùng. Là giáo viên chúng tôi thấy có trách nhiệm lớn trong việc giáo dục học sinh noi gương Tổng Bí thư để có một cuộc sống tử tế, tốt đẹp hơn”.

Cô giáo Trần Thị Thành – Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội.

Những bức tranh với lời nhắn cảm ơn bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được các họa sĩ nhí không chuyên vẽ lên bằng tất cả tấm lòng của mình.

Những bức tranh với lời nhắn cảm ơn bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được các em học sinh vẽ lên bằng tất cả tấm lòng.

Chưa được gặp mà chỉ được nhìn, được nghe về Tổng Bí thư qua những trang sách nhưng các em hiểu tình yêu và sự hy sinh của ông qua sự phát triển, phồn vinh của đất nước.

Học sinh Nguyễn Công Toàn - Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội.

Học sinh Nguyễn Công Toàn - Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cho biết: “Bác từng nói thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh, điều này làm em cảm thấy dù bác là lãnh đạo cấp cao nhưng bác luôn dành sự quan tâm cho thế hệ trẻ chúng em và em thấy mình cần phải phấn đấu để giữ gìn những di sản mà bác để lại”.

Tại mỗi trường học đã có nhiều hoạt động khác nhau để tri ân Tổng Bí thư.

Để tưởng nhớ, tri ân tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại mỗi trường học bằng nhiều hoạt động khác nhau nhưng cùng hướng về ông với tình cảm chân thành, tiếc thương.

Những câu chuyện xúc động về Tổng Bí thư trở thành những bài học đạo đức sống động cho mỗi học sinh

Những câu chuyện xúc động về Tổng Bí thư đã trở thành những bài học đạo đức sống động cho mỗi học sinh.

Bài thơ “Năm cuối cùng của đời học phổ thông” do Tổng Bí thư viết.

“Làm gì đây cho đời thêm ý nghĩa

Năm cuối cùng của thời học phổ thông

Hay cứ để cuộc đời trôi lặng lẽ

Theo thời gian tẻ ngắt, lạnh lùng?”

Bài thơ “Năm cuối cùng của đời học phổ thông” do chính Tổng Bí thư viết lúc sinh thời với hoài bão của tuổi 18 đôi mươi, như mục tiêu được bước tiếp, đi xa, và giờ cũng trở thành lời nhắc nhở với những thế hệ học sinh cần nỗ lực phấn đấu cho ước mơ của mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xét tuyển sớm là hình thức tuyển sinh phổ biến, tuy nhiên, việc công bố kết quả sớm trước thời điểm kết thúc năm học được cho là khiến học sinh lơ là, chủ quan, ảnh hưởng đến kết quả giáo dục phổ thông. Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất các cơ sở giáo dục đại học không công bố kết quả xét tuyển sớm trước ngày 31/5.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân (APEC) phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức Lễ phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024 với mục tiêu: "Khai phóng ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên".

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố vừa khảo sát công tác triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 tại huyện Phú Xuyên và cho biết, có gần 85% trường học công lập trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn Quốc gia.

Năm học 2023 - 2024 và học kỳ I của năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước với nhiều thành tích nổi bật trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là trong công tác đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, đưa học sinh trở thành công dân toàn cầu.

Ngày 21/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổng kết và trao giải kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) các môn văn hóa lớp 9 cấp quận năm học 2024 - 2025.

Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.