Những ưu tiên của Nga trong nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS

Là Chủ tịch BRICS năm nay, Nga sẽ tập trung vào các vấn đề thương mại, đầu tư, công nghệ đổi mới và các vấn đề xã hội.

Sức mạnh của BRICS

BRICS ban đầu gồm bốn thành viên là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, ra đời vào năm 2001, theo ý tưởng ban đầu của một nhà phân tích phương Tây - ông Jim O'Neill của Công ty Goldman Sachs.

Ông Jim O'Neill nghiên cứu tiềm năng kinh tế của các nước đang phát triển và đã đi đến kết luận rằng bốn nước nói trên sẽ quyết định phương hướng kinh tế và chính trị thế giới trong thế kỷ 21.

BRIC là tên viết tắt, ghép lại từ những chữ cái đầu trong tên của bốn nước.

BRICS ban đầu gồm bốn thành viên là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Năm 2009, hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của bốn nước được tổ chức tại Yekaterinburg. Trong tuyên bố chung cuối cùng, các nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy đối thoại và hợp tác nhất quán, tích cực, thực chất, cởi mở và minh bạch không chỉ vì lợi ích của các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi mà còn xây dựng một trật tự thế giới hài hòa nhằm đảm bảo hòa bình lâu dài và chia sẻ phồn vinh.

Các nhà lãnh đạo cũng cho rằng tên gọi BRIC khá phù hợp. Với việc kết nạp Cộng hòa Nam Phi vào năm 2011, chữ cái "S" - đã được thêm vào từ viết tắt BRIC.

Hiện nay, BRICS đã vượt qua Nhóm G7 về sức mua tương đương: nhóm này chiếm 35,6% GDP toàn cầu, trong khi G7 chiếm 30,3%. Đến năm 2028, BRICS được dự đoán sẽ vượt trội hơn nữa, chiếm 36,6% GDP toàn cầu so với 27,8% của G7.

Tổng giá trị GDP của các quốc gia thành viên BRICS là 58,9 nghìn tỷ USD. BRICS chiếm hơn một phần ba diện tích đất khô của Trái đất (với 36%), 45% dân số thế giới (với 3,6 tỷ người), hơn 40% tổng sản lượng dầu và khoảng một phần tư xuất khẩu hàng hóa của thế giới.

Sức hấp dẫn của BRICS

Uy tín cao và vai trò xây dựng thực sự nghiêm túc của BRICS trong nền kinh tế và chính trị thế giới dần thu hút sự chú ý của các quốc gia khác. Các quốc gia này bắt đầu bày tỏ sự mong muốn tham gia các hoạt động của nhóm bằng cách này hay cách khác.

Nhiều người coi BRICS là nguyên mẫu của đa cực, một cấu trúc thống nhất Nam bán cầu và Đông bán cầu dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, chủ quyền và tôn trọng lẫn nhau.

Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 diễn ra năm ngoái tại Johannesburg, BRICS đã nhận đơn xin gia nhập của hơn 20 quốc gia và nhất trí mời các quốc gia Ai Cập, Iran, UAE, Ả Rập Xê Út, Ethiopia và Argentina tham gia BRICS với tư cách là thành viên đầy đủ bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2024.

Từ đầu năm nay, đã có 30 quốc gia bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS.

Chính phủ Thái Lan chính thức thông qua đề xuất gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS.

Vào cuối tháng 5, chính phủ Thái Lan chính thức thông qua đề xuất gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS do Bộ Ngoại giao nước này đệ trình, và hiện đã hoàn tất kế hoạch nộp đơn gia nhập khối.

Nếu được chấp thuận, Thái Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gia nhập BRICS – khối do Nga, Trung Quốc dẫn đầu.

Theo nhiều chuyên gia Trung Quốc, việc Thái Lan xin gia nhập BRICS có thể sẽ thu hút thêm thêm nhiều quốc gia trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), do Mỹ thành lập, vào khối này. Thái Lan được Mỹ đưa vào danh sách các nước đồng minh không thuộc NATO vào năm 2003.

Sau Thái Lan, hôm 16/6, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Guancha của Trung Quốc, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết nước này đã chuẩn bị các thủ tục để trở thành thành viên BRICS và sẽ sớm nộp đơn chính thức với khối.

Chúng tôi đã đưa ra những chính sách rõ ràng và có quyết định của riêng mình. Chúng tôi sẽ sớm thực hiện quá trình này một cách chính thức và đang chờ sự phản hồi từ phía chính phủ Nam Phi.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.

Việc Malaysia trở thành thành viên của BRICS sẽ có ý nghĩa về mặt chiến lược, vì một trong những tuyến đường vận chuyển quan trọng nhất thế giới là eo biển Malacca nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, nằm giữa Malaysia và đảo Sumatra của Indonesia.

Kể từ đầu năm 2024, 7 quốc gia đã bày tỏ ý định tham gia BRICS trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra. Đó là Cameron, Pakistan, Sri Lanka, Syria, Thái Lan, Venezuela và Zimbabwe.

Sự xuất hiện của các quốc gia mới này đã thể hiện sức hấp dẫn của BRICS với những nước đang phát triển. Có thể, họ coi liên minh này có khả năng thúc đẩy quá trình loại bỏ sự thống trị của đồng USD.

Việc BRICS mở rộng số lượng thành viên là sự chuyển biến quan trọng, khi khối này đặt mục tiêu loại bỏ sự thống trị của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới, khuyến khích các thành viên sử dụng đồng nội tệ trong thương mại quốc tế.

Quá trình thay đổi này có thể phá vỡ trật tự kinh tế vốn có và tác động đáng kể đến các nền kinh tế vốn phụ thuộc vào đồng USD.

Nga hoan nghênh sự quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với BRICS.

Trong chuyến thăm gần đây tới Trung Quốc, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này mong muốn trở thành thành viên của BRICS.

Nga, nước đang giữ chức Chủ tịch BRICS năm 2024, đã hoan nghênh sự quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với BRICS. Ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, cho biết nội dung về tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh BRICS do Nga chủ trì tại thành phố Kazan vào tháng 10 tới .

Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tại Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 11/6 hoan nghênh sự quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với nhóm BRICS.

Chúng tôi hoan nghênh sự quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với hoạt động của BRICS, chúng tôi chắc chắn sẽ làm mọi cách để ủng hộ ý định và mong muốn được sát cánh cùng các nước trong hiệp hội này, để gần nhau hơn, giải quyết các vấn đề chung, đặc biệt là khi tình hình yêu cầu.

Đối với tôi, sự tương tác sâu sắc và thường xuyên hơn, đặc biệt là đối với các quốc gia trong khu vực, là để hành động hiệu quả trong mọi lĩnh vực - cả từ quan điểm đảm bảo an ninh hay từ quan điểm tương tác kinh tế và điều chỉnh hành động của chúng ta trên trường quốc tế.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trang tin News.az của Azerbaijan đưa ra một số lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ bị BRICS hấp dẫn. Lý do đầu tiên là tiềm lực kinh tế của khối này. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế ở châu Âu đang chậm lại, các nước BRICS mang đến những cơ hội hợp tác và phát triển mới.

Giảm sự phụ thuộc vào phương Tây cũng là một lý do quan trọng. Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu giảm sự phụ thuộc về kinh tế và chính trị vào các nước phương Tây, đặc biệt sau nhiều thời điểm căng thẳng trong quan hệ với EU và Mỹ.

Tư cách thành viên BRICS sẽ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập hơn và đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế. Điều này sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ giảm rủi ro liên quan đến sự phụ thuộc vào một hoặc một số đối tác thương mại, thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu và thu hút đầu tư. Ngoài ra, đầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể là một lý do.

Việc BRICS tích cực đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của nước này.

Việc BRICS tích cực đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của nước này. Tiếp cận công nghệ mới cũng là một khía cạnh quan trọng khác. Hợp tác với các nước có trình độ công nghệ tiên tiến như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ tiếp cận được các công nghệ mới, qua đó tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành kinh tế trọng điểm.

Ngoài ra, tư cách thành viên BRICS có thể góp phần tăng cường sự ổn định tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách tiếp cận các nguồn tài chính do các nước thành viên cung cấp.

Cuối cùng, sự hỗ trợ chính trị mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể nhận được từ các nước BRICS cũng đóng một vai trò quan trọng. Hợp tác với các nước như Trung Quốc và Nga có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường vị thế trên trường quốc tế.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng việc mở rộng BRICS mở ra một kỷ nguyên mới, trong đó Nam bán cầu trở nên mạnh mẽ và đoàn kết hơn.

BRICS 2024 ghi đậm dấu ấn của Nga 

Hợp tác kinh tế, tài chính là lĩnh vực quan trọng nhất của BRICS. Là Chủ tịch BRICS năm nay, Nga sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa các quốc gia thành viên trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, công nghệ đổi mới và các vấn đề xã hội. Mục tiêu chung là tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế ổn định của tất cả các quốc gia BRICS.

Việc tăng cường vai trò của các nước BRICS trong hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế là một nhiệm vụ cụ thể trong năm nay.

Nhìn lại lịch sử 18 năm của BRICS, mỗi quốc gia giữ cương vị chủ tịch đều để lại dấu ấn trong chương trình nghị sự của tổ chức. Tương tự như vậy, Nga chắc chắn sẽ cố gắng hết sức để thúc đẩy bốn mục tiêu sau đây, để lại dấu ấn đậm màu sắc Nga.

1 - Thúc đẩy đối tác năng lượng 

Ngay từ tháng 7 năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra ý tưởng về liên minh năng lượng BRICS. Đề xuất của Nga xuất phát từ trữ lượng khí đốt tự nhiên phong phú, đứng đầu trên toàn cầu, bên cạnh trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh, chiếm 9% tổng trữ lượng của thế giới.

Mặc dù Nga không phải là thành viên OPEC nhưng ngành năng lượng và các chính sách của nước này có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình năng lượng thế giới. Sự hợp tác này nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng và an ninh năng lượng của các nước thành viên, đồng thời nâng cao khả năng thương lượng và ảnh hưởng của các nước BRICS trên thị trường năng lượng toàn cầu.

2 - Thiết lập hệ thống giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga từ lâu đã tích cực xây dựng các cơ chế hợp tác ngũ cốc BRICS. Hầu hết các thành viên BRICS đều là những nhà sản xuất ngũ cốc lớn.

Ngay cả trước khi mở rộng thành viên, tổng sản lượng ngũ cốc của các thành viên BRICS đã chiếm gần một nửa tổng sản lượng toàn cầu, trong đó sản lượng hàng năm của Nga đạt khoảng 130 triệu tấn, xuất khẩu vượt 60 triệu tấn.

Hệ thống này sẽ tăng cường sức mạnh thể chế của các quốc gia BRICS, bao gồm cả sức mạnh đàm phán của họ trong việc định giá ngũ cốc.

Đối với Nga, đề xuất hợp tác ngũ cốc BRICS còn nhằm mục đích phá vỡ các lệnh trừng phạt. Nga sẽ giúp thúc đẩy quá trình các nước Nam bán cầu sử dụng giao dịch nội tệ trong các giao dịch ngũ cốc và phi đô la hóa.

3 - Hình thành hệ thống thanh toán “Cầu nối BRICS”

Sau khi Nga nhận quyền Chủ tịch BRICS, theo những thỏa thuận được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ở Nam Phi, ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính Nga đã tích cực phối hợp với các cơ quan chính phủ tương ứng ở các nước thành viên BRICS khác để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và soạn thảo báo cáo khả thi về các công cụ và nền tảng thanh toán BRICS.

Báo cáo này dự kiến sẽ được trình bày trước Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan vào tháng 10 tới.

4 - Tạo khung quản trị AI

Trí tuệ nhân tạo đã làm thay đổi sâu sắc phương thức sản xuất và lối sống của con người. Nga đã xác định AI là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự ổn định chiến lược quốc tế trong tương lai và đã đề xuất các nguyên tắc quản lý tương ứng. Nga có ý định bắt tay với các thành viên BRICS khác và trở thành quốc gia dẫn đầu trong các lĩnh vực then chốt của chu kỳ cách mạng khoa học và công nghệ mới nhất này.

Bốn mục tiêu này mang đậm màu sắc của Nga, nhưng hầu hết các đề xuất đều phù hợp với lợi ích của các thành viên BRICS. Xét cho cùng, những đề xuất và tầm nhìn như vậy phù hợp với mục đích của BRICS, nhằm phá vỡ cơ chế lợi ích quốc tế do phương Tây thống trị và do đó tái cân bằng hệ thống quản trị toàn cầu.

Trong khuôn khổ chủ đề “tăng cường chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy sự phát triển và an ninh toàn cầu công bằng”, Nga quyết tâm chung tay với các quốc gia BRICS khác xây dựng trật tự quốc tế mới phản ánh sức mạnh toàn cầu và cùng nhau hướng tới một thế giới đa cực công bằng, hợp lý.

Các nước kỳ vọng năm BRICS của Nga sẽ không kém phần thành công so với năm BRICS của Nam Phi năm 2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.

Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.

Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.

Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.