Những việc cần làm trước, trong và sau bão

Trước mức độ nguy hiểm của bão số 3, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã đưa ra một số khuyến cáo an toàn.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 4/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 118,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 13, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.

Dự báo vị trí và đường đi của bão số 3. Ảnh: TTDBKTTVQG
Dự báo vị trí và đường đi của bão số 3. Ảnh: TTDBKTTVQG

Trước khi bão xảy ra phải làm gì?

- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo.

- Giữ liên lạc giữa tàu, thuyền và đất liền; đưa tàu, thuyền thoát khỏi vùng nguy hiểm, vào nơi trú tránh an toàn.

- Bảo vệ lồng bè, tài sản, gia súc, gia cầm; thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.

- Gia cố chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây, xác định vị trí an toàn trú ẩn; chủ động sơ tán đến nơi an toàn.

- Đề phòng mưa, lũ, lũ quét trước, trong và sau bão.

- Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, vật dụng cần thiết dùng ít nhất trong 7 ngày.

- Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền.

Khi bão xảy ra phải làm gì?

- Không ở trên tàu, thuyền đã neo đậu, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản.

- Nên ở trong nhà, nơi trú ẩn, không đi ra ngoài.

- Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.

- Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật...

- Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn.

- Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền.

Sau bão phải làm gì?

- Kiểm tra nhà ở, các thiết bị trước khi sử dụng.

- Khẩn trương khắc phục hậu quả ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.

- Thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương.

- Tham gia dập dịch và xử lý môi trường...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 22/12, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp gỡ trang trọng gần 300 đại biểu trí thức hàng đầu đại diện cho đội ngũ trí thức của toàn thành phố. Đây là dịp để lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe những ý kiến, đề xuất, hiến kế của đại biểu trí thức trên các lĩnh vực.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Công an quận Cầu Giấy vừa cho ra mắt mô hình "Xe máy chữa cháy lưu động của lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở". Đây được kỳ vọng là mô hình sẽ tăng thêm sức mạnh cho lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là khi vụ cháy xảy ra ở những con ngõ sâu, ngõ nhỏ.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?