Những vũ khí tầm xa trong xung đột Nga - Ukraine

Cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài 2 năm rưỡi qua đã làm leo thang căng thẳng địa chính trị toàn cầu, thay đổi cấu trúc NATO, đồng thời dẫn tới sự gia tăng chi tiêu quân sự ở mức chưa từng có.

Chuyến công du quan trọng của Tổng thống Ukraine

Ngoài những vũ khí truyền thống như xe tăng, đạn pháo, máy bay chiến đấu, cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của những hệ thống vũ khí tầm xa như tên lửa và các phương tiện bay không người lái (UAV). Trong đó, tên lửa tầm xa cùng khả năng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hiện là yêu cầu khẩn thiết của Ukraine với các nước phương Tây trong bối cảnh Kiev đang phải chịu áp lực rất lớn trên tiền tuyến. Đây cũng được coi là mục tiêu quan trọng nhất trong chuyến thăm Mỹ lần này của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Nhà máy sản xuất đạn dược ở bang Pennsylvania, một trong số ít cơ sở sản xuất đạn pháo 155 mm tại Mỹ, là điểm dừng chân đầu tiên của ông Zelensky trong chuyến thăm Mỹ kéo dài một tuần.

Chuyến đi lần này được đánh giá là một những chuyến công du quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo Ukraine kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2 năm 2022. Theo kế hoạch, Tổng thống Ukraine sẽ gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris, tham dự phiên họp của đại hội đồng Liên hợp quốc và trình bày “kế hoạch chiến thắng” với Nhà Trắng.

Thông qua các bài phát biểu tại Liên hợp quốc và các cuộc họp tại Nhà Trắng, ông Zelensky hy vọng sẽ tập hợp thế giới ủng hộ mục tiêu của mình trong cuộc xung đột với Nga.

“Chúng tôi đang chuẩn bị một văn bản để trình bày tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình thứ hai. Tôi mời tất cả các nhà lãnh đạo, các quốc gia tiếp tục ủng hộ những nỗ lực chung của chúng tôi vì một tương lai công bằng và hòa bình.”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Theo Reuters, các lực lượng Nga đang tiến công với tốc độ có thể được coi là nhanh nhất trong hơn 2 năm qua ở miền đông Ukraine, bất chấp việc Ukraine mở cuộc tấn công vùng Kursk vào tháng 8.

Lời kêu gọi của ông Zelensky được đưa ra trong bối cảnh thế giới đang giảm dần sự chú ý đối với cuộc xung đột ở Ukraine do cuộc chiến ở Trung Đông đang lan rộng. Trong khi đó, trên thực địa, quân đội Nga đang tiếp tục tiến về phía trước ở miền đông Ukraine, áp sát các thành phố quan trọng là Pokrovsk và Vuhledar. Theo Reuters, các lực lượng Nga đang tiến công với tốc độ có thể được coi là nhanh nhất trong hơn 2 năm qua ở miền đông Ukraine, bất chấp việc Ukraine mở cuộc tấn công vùng Kursk vào tháng 8.

Trong bối cảnh ấy, từ nhiều tháng qua, Tổng thống Ukraine Zelensky đã hối thúc các nước phương Tây “xé rào” vũ khí tầm xa, cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Các chuyên gia cho biết, những cuộc tranh cãi về chủ đề này có khả năng làm thay đổi vai trò của các loại tên lửa như Storm Shadow/Scalps do Pháp và Anh phối hợp sản xuất, hay Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ sản xuất trong cuộc xung đột tại Ukraine.

Tổng thống Ukraine Zelensky đã hối thúc các nước phương Tây “xé rào” vũ khí tầm xa, cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Gần một năm trước, trong cuộc gặp Tổng thống Zelensky tại Mỹ, Tổng thống Mỹ Biden đã quyết định cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine. Lần này, việc Mỹ có cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu bên trong lãnh thổ Nga hay không là nội dung trọng tâm cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo trong ngày 26/9. Lâu nay, ông Biden vẫn từ chối yêu cầu của Kiev, vì lo ngại rằng điều này sẽ vượt qua ranh giới đỏ của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Những người chỉ trích chính sách thận trọng của Mỹ cho rằng trước đây, một số ranh giới đỏ rõ ràng của Điện Kremlin đã bị vượt qua mà không gây ra hậu quả nào. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết lần này Tổng thống Biden có thể đang thận trọng hơn trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 6 tuần nữa là diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Theo nhiều cuộc thăm dò, tỉ lệ ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ và cựu tổng thống Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hoà đang rất sít sao.

Một số đảng viên Cộng hòa, như Thượng nghị sĩ JD Vance, liên danh tranh cử của ông Trump, cho rằng Mỹ không nên viện trợ nhiều hơn cho Ukraine, với lý do Kiev có rất ít cơ hội đánh bại Nga. Những đảng viên Cộng hòa khác cũng phản đối với lý do số tiền đó nên được chi cho các hoạt động ở trong nước.

Mặc dù Ukraine không phải là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết người Mỹ trong cuộc bầu cử sắp tới, nhưng quan điểm này đã được một số cử tri đồng tình và các cuộc thăm dò cho thấy sự thiếu kiên nhẫn đang ngày càng tăng trong xã hội Mỹ.

Rủi ro khi Ukraine tấn công sâu trong lãnh thổ Nga

Đã có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến việc có hay không cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của phương Tây tấn công lãnh thổ Nga. Theo giới quan sát, một khi nhận được cái gật đầu từ Mỹ, mục tiêu chính của Kiev sẽ là các căn cứ không quân cùng máy bay chiến đấu Nga. George Barros, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu chiến tranh của Mỹ đã xác định được ít nhất 200 mục tiêu Nga tiềm năng nằm trong tầm bắn của tên lửa ATACMS. Ngoài ra với những cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa, lực lượng vũ trang Ukraine sẽ cố gắng tước đi cơ hội tấn công bằng bom lượn của Nga, một trong những vũ khí quan trọng nhất đang giúp Moscow thành công trên chiến trường. Tuy nhiên, một quyết định như vậy của Mỹ và phương Tây sẽ kéo theo nhiều rủi ro.

Tình báo Mỹ tin rằng 90% số lượng máy bay của Nga đang nằm cách lãnh thổ do Ukraine kiểm soát hơn 300 km, tức là nằm ngoài phạm vi tấn công của ATACMS.

Thời gian qua, bom lượn của Nga, loại đạn dược được chuyển đổi với hệ thống dẫn đường được phóng từ máy bay, đã tàn phá tiền tuyến của Ukraine. Với khả năng phòng không hạn chế, Kiev không thể ngăn chặn các cuộc tấn công bằng bom lượn, do vậy họ muốn được phép tấn công các máy bay phóng những vũ khí này khi chúng vẫn còn trên các sân bay ở Nga.  Tên lửa Storm Shadows, được thiết kế để xuyên sâu vào bê tông, có thể phát huy hiệu quả khi chống lại các sở chỉ huy quân sự hoặc kho đạn dược của Nga. Còn tên lửa ATACMS với đầu đạn chùm, có thể được sử dụng để gây thiệt hại đáng kể cho các sân bay.

Tình báo Mỹ tin rằng 90% số lượng máy bay của Nga đang nằm cách lãnh thổ do Ukraine kiểm soát hơn 300 km, tức là nằm ngoài phạm vi tấn công của ATACMS. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những tên lửa tầm xa của Ukraine không có tác dụng. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, 15 sân bay của Nga vẫn nằm trong phạm vi của ATACM, mặc dù không rõ có bao nhiêu máy bay còn được cất giữ tại đó.

Đến thời điểm hiện tại, Ukraine vẫn khẳng định rằng, khả năng sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp nhằm vào lãnh thổ Nga là một phần của câu trả lời nhằm chấm dứt cuộc chiến theo các điều khoản của Kiev.

“Nếu việc cấp phép này buộc Nga phải di chuyển máy bay xa hơn khỏi biên giới, thì đó là điều có lợi cho Ukraine, vì sẽ làm giảm số nhiệm vụ ném bom mà máy bay Nga thực hiện và giúp Ukraine có thời gian phát hiện cũng như phản ứng kịp thời trước các cuộc tấn công.”

Ông George Barros – Viện nghiên cứu chiến tranh, Mỹ.

Đến thời điểm hiện tại, Ukraine vẫn khẳng định rằng, khả năng sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp nhằm vào lãnh thổ Nga là một phần của câu trả lời nhằm chấm dứt cuộc chiến theo các điều khoản của Kiev.

Tuy nhiên, một quyết định như vậy của Mỹ và phương Tây sẽ kéo theo nhiều rủi ro. Có những vấn đề mà Tổng thống Biden cần cân nhắc. Thứ nhất, Ukraine cần được NATO đào tạo và hỗ trợ. Thứ hai, Mỹ cũng cần đưa ra các quy tắc nghiêm ngặt để đảm bảo Ukraine chỉ sử dụng loại vũ khí này tấn công các mục tiêu quân sự, chứ không phải cơ sở hạ tầng dân sự. Nhưng rủi ro trong cuộc xung đột này rất cao, vì thế Washington phải tìm cách đảm bảo các nguyên tắc, trong đó tính đến tương lai của châu Âu và uy tín của Mỹ.

Theo giới phân tích, các loại tên lửa tầm xa không giúp thay đổi cục diện xung đột do Ukraine không sở hữu đủ số lượng vũ khí cần thiết để tạo ra sự khác biệt.

Ngoài ra, theo giới phân tích, các loại tên lửa tầm xa không giúp thay đổi cục diện xung đột do Ukraine không sở hữu đủ số lượng vũ khí cần thiết để tạo ra sự khác biệt.

“Các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga sẽ không thay đổi tình hình trên thực địa và câu hỏi đặt ra là liệu những lợi ích quân sự khiêm tốn có đáng để mạo hiểm leo thang hay không?”.

Ông Stephen Biddle – Đại học Columbia, Mỹ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ngày 25/9 tuyên bố Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị bất kỳ quốc gia nào tấn công.

“Hành động xâm lược chống lại Nga của bất kỳ quốc gia nào không có vũ khí hạt nhân, nhưng có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia có vũ khí hạt nhân, nên được coi là một cuộc tấn công chung vào Liên bang Nga. Các điều kiện để Nga chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân được xác định rõ ràng. Chúng tôi sẽ xem xét khả năng như vậy ngay khi nhận được thông tin đáng tin cậy về một vụ phóng hàng loạt các phương tiện tấn công hàng không vũ trụ và chúng vượt qua biên giới quốc gia của chúng tôi.”

Tổng thống Nga, Vladimir Putin.

Ông Putin trước đó từng cảnh báo rằng Moscow sẽ coi việc phương Tây cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga là hành động chiến tranh trực tiếp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và sẽ đáp trả tương ứng.

Cuộc chiến máy bay không người lái

Cùng với tên lửa tầm xa, một loại vũ khí mới đang định hình cuộc xung đột Nga – Ukraine là máy bay không người lái. Các UAV quân sự đã có bước phát triển chưa từng có kể từ đầu cuộc xung đột. Dù được sử dụng để chống nhiễu, tấn công hay trinh sát, hàng loạt các  loại UAV đã được sử dụng trên chiến trường bởi cả hai bên tham chiến.

Cùng với tên lửa tầm xa, một loại vũ khí mới đang định hình cuộc xung đột Nga – Ukraine là máy bay không người lái.

Trong một xưởng cơ khí tạm bợ ở Ukraine, các nhóm thợ máy đang sửa chữa những chiếc xe tăng và xe bọc thép cũ từ thời Liên Xô, trong khi các tình nguyện viên đang lắp ráp những chiếc máy bay không người lái. Những khu xưởng dân sự như thế này được tài trợ bởi các khoản đóng góp từ xã hội, nhằm mục đích trang bị cho quân đội những loại vũ khí giá cả phải chăng nhưng vẫn có tính sát thương cao.

“Bây giờ là cuộc chiến máy bay không người lái, và đây thực sự là cuộc chiến của robot. Ưu thế sẽ thuộc về bên sử dụng công nghệ hiệu quả hơn. Vì vậy, Ukraine đang sản xuất rất nhiều công nghệ cao khác nhau”.

Anh Vladyslav – Thành viên xưởng cơ khí.

Trong thời gian đầu xung đột, Ukraine đã phần nào giành ưu thế trong việc phát triển máy bay không người lái, đặc biệt là máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV), qua đó giúp Kiev bù đắp một phần tình trạng thiếu hụt đạn pháo. Theo Bộ Công nghiệp Chiến lược Ukraine, nước này có ngành công nghiệp máy bay không người lái đang phát triển mạnh mẽ, có thể sản xuất 2 triệu chiếc vào cuối năm nay. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng cho biết các đối tác của Ukraine có kế hoạch cung cấp cho Kiev thêm một triệu UAV trong năm 2024.

Theo ước tính Kiev cũng mất khoảng 10.000 UAV mỗi tháng, vì nhiều chiếc thực hiện nhiệm vụ tấn công một chiều và những chiếc khác bị phòng không Nga bắn hạ.

Một số  máy bay không người lái do Ukraine sản xuất trong nước có khả năng bay hàng trăm km và gần đây đã được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các cơ sở sản xuất dầu và kho đạn dược sâu bên trong nước Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem ngày 23/9 cho biết Kiev đã phá hủy hoặc làm hư hại hơn 200 cơ sở quân sự Nga trong một năm qua bằng công nghệ “bầy đàn máy bay không người lái”. Mặc dù vậy, theo ước tính Kiev cũng mất khoảng 10.000 UAV mỗi tháng, vì nhiều chiếc thực hiện nhiệm vụ tấn công một chiều và những chiếc khác bị phòng không Nga bắn hạ.

Trong khi đó, Nga cũng liên tục sử dụng UAV và tên lửa trong các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở hỗ trợ cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Tại trung tâm thủ đô Kiev, một máy biến áp điện lớn bị cháy đen mới đây đã được trưng bày như một lời nhắc nhở về thiệt hại do các cuộc không kích của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Theo Tổng thống Nga, đến năm 2030, 48 trung tâm nghiên cứu và thiết kế, thử nghiệm và sản xuất hàng loạt máy bay không người lái sẽ được thành lập trên khắp nước Nga.

Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong hai tuần đầu tiên của tháng 9, Nga đã phóng hơn 640 UAV vào các thành phố của nước này.

Để đáp ứng nhu cầu của cuộc xung đột, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong năm 2023, các Lực lượng vũ trang Nga đã nhận được gần 140.000 UAV các loại và tốc độ sản xuất đã tăng đáng kể kể từ đó. Năm nay, sản lượng máy bay không người lái dự kiến ​​sẽ tăng gấp gần 10 lần. Cũng theo Tổng thống Nga, đến năm 2030, 48 trung tâm nghiên cứu và thiết kế, thử nghiệm và sản xuất hàng loạt máy bay không người lái sẽ được thành lập trên khắp nước Nga.

Một báo cáo vừa được Tạp chí Forbes công bố ngày 24/9 cho thấy, Nga đang vượt trội đáng kể so với Ukraine trong việc sản xuất tên lửa và UAV. Theo đó, mỗi tháng Nga chi tới 1,1 tỷ USD cho việc sản xuất tên lửa và 100 triệu USD cho UAV. Các sĩ quan tình báo cấp cao của Ukraine cho biết, Nga hiện sản xuất 132 đến 171 tên lửa và hơn 500 UAV cảm tử mỗi tháng. Đây là những con số ấn tượng, phản ánh tốc độ sản xuất nhanh chóng của Nga. Trong khi đó, khả năng sản xuất vũ khí của Ukraine, mặc dù được phương Tây hỗ trợ, vẫn chưa thể đạt được số lượng tên lửa và UAV tương tự.

Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết đề nghị của nước này về việc sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công sâu trong lãnh thổ Nga là điểm then chốt trong “kế hoạch chiến thắng” mà ông sẽ trình bày với các nhà lãnh đạo Mỹ. Tuy nhiên, nhiều quan chức phương Tây cho rằng: cũng như kế hoạch với vũ khí tầm xa, “kế hoạch chiến thắng” của ông Zelensky không bao gồm bất kỳ “bất ngờ thực sự” nào và không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Trong bối cảnh ấy, quyết định cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công lãnh thổ Nga sẽ chỉ càng “đổ thêm dầu vào lửa”, khi phản ứng của Nga, bao gồm khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, sẽ khiến xung đột leo thang nguy hiểm và tiếp tục kéo dài, mà các bên liên quan đều chịu thiệt hại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố Sydney, Australia đã được độc giả của tạp chí uy tín về du lịch Condé Nast Traveller của Anh bình chọn là thành phố tốt nhất thế giới. Điều này giúp Sydney củng cố vị trí là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới.

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm kể từ khi lực lượng vũ trang Hamas của Palestine thực hiện cuộc đột kích sang lãnh thổ Israel và vài giờ sau đó, Israel giáng đòn đáp trả tàn khốc vào dải Gaza.

Một năm sau cuộc giao tranh bùng nổ giữa Israel và Hamas, Trung Đông đang đối diện với những diễn biến phức tạp và nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến toàn khu vực trở nên hiện hữu hơn bao giờ hết.

Các chuyên gia cho rằng, học thuyết quân sự của Israel có thể vẫn còn thiếu sót sau khi các cuộc không kích của Iran gây thiệt hại cho các căn cứ quân sự của nước này và Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) chịu thương vong ở Liban.

Ngân hàng phát triển liên Mỹ (IDB) đưa tin, các đợt mưa lũ tại bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, từ tháng 5 đến tháng 7 năm nay đã gây ra thiệt hại 15 tỷ USD cho quốc gia Nam Mỹ này.

Nợ công của Anh đang trên đà tiến đến mốc 3.000 tỷ bảng (khoảng 3.939 tỷ USD) và hiện đã gần tương đương mức 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).