Nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%

Với tốc độ tăng trưởng quý II và 6 tháng đầu năm tích cực, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cả năm 2024, trong đó kiến nghị phấn đấu đạt mức cao 7%.

Từ đầu năm đến nay, tình hình thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn khó lường, đặc biệt là xung đột quân sự, bất ổn chính trị leo thang tại một số quốc gia, khu vực. Đồng tiền của nhiều nước mất giá mạnh so với USD.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ấy, các hoạt động kinh tế - xã hội nước ta vẫn ghi nhận phục hồi tích cực. Với tốc độ tăng trưởng quý II và 6 tháng đầu năm, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cả năm 2024.

Trong đó, kịch bản 1 là tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,55%, với giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp, Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như đề ra trong nửa đầu năm. Kịch bản 2 là tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,95% với giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn.

Ảnh minh họa.

Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã đạt được những kết quả kinh tế - xã hội quan trọng với tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 6,42% và quý II đạt mức 6,93%.

Theo các chuyên gia, trong ba động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu) thì tốt nhất vẫn là xuất khẩu, tăng trên 15 - 16%. Đằng sau đó là sự phục hồi của nhiều ngành công nghiệp chế biến chế tạo gắn với xuất khẩu như da giày, dệt may và điện tử. Trong đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ cam kết mà cả giải ngân cũng có kết quả tích cực.

Theo các chuyên gia, trong ba động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu) thì tốt nhất vẫn là xuất khẩu.

Cùng với sự vào cuộc tích cưc của Chính phủ, các bộ, ngành và doanh nghiệp thì đầu tư công giữ đà khởi sắc. Đặc biệt, việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% trong những tháng cuối năm sẽ tạo ra cơ hội để giảm mặt bằng giá cả và giảm áp lực lạm phát cho nền kinh tế.,

Ảnh minh họa.

Dù có nhiều cơ sở để đạt mức tăng trưởng cận trên khoảng 6,5%, song các chuyên gia cho rằng  vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần tiếp tục thực hiện những giải pháp quyết liệt nhằm duy trì ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội; đảm bảo các cân đối vĩ mô; kiểm soát tốt lạm phát; phát huy hiệu quả, linh hoạt các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.

Sau ảnh hưởng của bão Yagi và đợt lũ lớn ở miền Bắc, giá cả một số mặt hàng có xu hướng tăng, đặc biệt là giá rau xanh.

Giá vàng ngày 13/9 trên thị trường quốc tế tăng cao, lập kỷ lục mới sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Tại Việt Nam, giá vàng nhẫn tăng lên 79,1 triệu đồng/ lượng.

Sáng nay 13/9, Phái đoàn thương mại Hoa Kỳ đã có cuộc gặp với lãnh đạo Bộ NN và PTNT Việt Nam. Trọng tâm của chuyến thăm là kết nối các nhà nhập khẩu lớn thông qua các cuộc gặp trực tiếp giữa các doanh nghiệp, đồng thời tìm hiểu điều kiện thị trường Việt Nam.

Hầu hết các nhà kinh tế do hãng tin Reuters khảo sát đều dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm tại cuộc họp chính sách diễn ra tuần tới.

Trong 8 tháng của năm 2024, Việt Nam đã chi gần 850 triệu USD để nhập khẩu gạo về phục vụ tiêu dùng và sản xuất nội địa, tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ năm 2023.