Nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Vấn đề xử lý ô nhiễm các dòng sông đã được Hà Nội nhiều lần đưa ra, nhưng hiệu quả chưa được như kỳ vọng. Tuy nhiên với nỗ lực của chính quyền thành phố, sự vào cuộc đồng bộ các cơ quan chức năng và chung tay của người dân, các chuyên gia cho rằng, đây hoàn toàn là vấn đề khả thi.

Sông Tô Lịch sau nhiều giải pháp được đưa ra áp dụng nhưng đến nay vẫn tồn tại ô nhiễm. Đây cũng là tình trạng chung của sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét. Những người dân Thủ đô, đặc biệt người dân sống sát các dòng sông hơn ai hết hiểu rõ mức độ ô nhiễm nghiêm trọng.

Các dòng sông ở Hà Nội ô nhiễm nặng nề.

Nguyên nhân của ô nhiễm các dòng sông tại Hà Nội, được xác định từ nhiều nguồn. Nhưng có hai yếu tố chính: từ nguồn xả thải hộ gia đình và không đủ nguồn tiếp nước từ sông Hồng. Chỉ tính riêng trong khu vực nội đô, mỗi ngày lượng nước thải xả thẳng ra hệ thống sông, hồ vào khoảng 650.000m3/ngày, đêm. Theo thống kê, hiện khả năng xử lý nước thải của các nhà máy xử lý nước của thành phố mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25%.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cùng với việc xây dựng nhà máy nước thải thì cần phải xây dựng đồng bộ nhiều hệ thống khác đi kèm, cần nghiên cứu các giải pháp tăng cường khả năng tự làm sạch sông hồ nội đô, kết hợp với các công trình cảnh quan, vui chơi giải trí và các công trình văn hóa, trên mặt nước. Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước và chế độ thủy văn của sông hồ nội đô để kịp thời điều chỉnh lưu lượng nước bổ cập. Và đồng thời kiểm soát hoạt động các nhà máy, cũng như công trình xử lý nước thải xả vào sông.

Cần xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước và chế độ thủy văn của sông hồ nội đô để kịp thời điều chỉnh lưu lượng nước bổ cập.

Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục thực hiện các dự án thu gom và xử lý nước thải theo quy hoạch và giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đề án “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô, gồm: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét". Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 sau khi được phê duyệt là cơ sở đặc biệt quan trọng để từ đó Hà Nội làm sống lại các dòng sông – vốn là biểu tượng văn hóa, lịch sử của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau gần một tháng thực hiện Luật Căn cước, Công an thành phố Hà Nội đã đồng loạt triển khai cấp thẻ căn cước theo mẫu mới cho người dân tại 30 quận, huyện, thị xã. Những thay đổi trong loại thẻ căn cước lần này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều tiện ích hơn cho người dân.

Các tổ công tác 141, Công an thành phố Hà Nội phải thường xuyên hóa trang đi tuần để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm giao thông. Đặc thù công việc thường xuyên phải đấu tranh với các loại vi phạm nguy hiểm, phức tạp nhưng các chiến sĩ không hề nao núng, quyết giữ bình yên cho mọi cung đường, tuyến phố của Thủ đô.

Ngày 26/7 – ngày cuối cùng diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại Hà Nội, lực lượng quân đội, công an cùng sự tham gia của đội ngũ bảo vệ dân phố và thanh niên tình nguyện đã có mặt trên hầu khắp các tuyến đường của Thủ đô đảm bảo an ninh, trật tự, tạo điều kiện cho người dân đến tiễn biệt.

Hôm nay, đất nước và nhân dân đã tiễn biệt một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung và một người Hà Nội giản dị. Mỗi người Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Cái quý nhất của con người là Cuộc sống và Danh dự sống" và coi đó là nguồn động viên to lớn, là kim chỉ nam để học tập, rèn luyện và noi theo.

30 phút cuối phiên chiều 26/7, nhờ có sự trợ giúp mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu tầm trung trong rổ VN30, VN-Index vượt thành công ngưỡng 1240 điểm. Số mã tăng nhiều gấp 2,2 lần số giảm. Đặc biệt, khối ngoại đã mua ròng trở lại gần 544 tỷ đồng.

Ngày 26/7, đất nước và nhân dân ta đã đau xót tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo xuất sắc, một người cộng sản kiên trung, cả đời cống hiến, phụng sự Đảng, Tổ quốc và nhân dân, môt người Hà Nội giản dị, chân tình và gần gũi với quần chúng.