Nỗ lực hồi hương cổ vật, bảo vật quốc gia
Sau ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”, tượng đồng “Nữ thần Durga” được hồi hương, ngày 12/11, bức tranh “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” của vua Hàm Nghi đã được trao tặng cho Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, phục vụ nghiên cứu, trưng bày và phát huy giá trị. Đây là kết quả của cả một hành trình dài.
TS Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết: “Bức tranh 'Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)' của vua Hàm Nghi là một món quà vô cùng đặc biệt và có ý nghĩa do hậu duệ đời thứ 5, Tiến sĩ Amandine và gia đình tặng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Thông qua sự kiện này, chúng tôi cũng mong muốn gia đình các hoạ sĩ ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và các doanh nghiệp tiếp tục ủng hộ cho chương trình hồi hương các tác phẩm nghệ thuật".
Vua Hàm Nghi là hoàng đế thứ tám của vương triều Nguyễn. Sau khi kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành và ban Chiếu Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sĩ phu và nhân dân yêu nước đứng lên giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Năm 1888, vua bị thực dân Pháp bắt và đưa đi lưu đày ở Algiers (Thủ đô Algeria). Trong thời gian ở đây, nhà vua theo học hội họa và điêu khắc, theo đuổi trường phái ấn tượng và hậu ấn tượng. Ông đã để lại một gia tài đồ sộ về nghệ thuật. Bức tranh sơn dầu “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” do Vua Hàm Nghi sáng tác năm 1908 là một tác phẩm mang nhiều thông điệp về viễn cảnh tự do, như mơ về một ngày hội tụ của đất nước.
Nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến chia sẻ: “Ông vẽ theo khuynh hướng ấn tượng của Pháp và sau này ông còn ảnh hưởng cả điêu khắc. Chúng ta thấy là ông theo trường phái phương Tây nhiều hơn. Ông cũng là người mở đường cho sự tiếp xúc với phương Tây khi chúng ta chưa có Trường Mỹ thuật Đông Dương. Nỗi nhớ quê hương của con người tha hương như ông đầy ắp trong tác phẩm đó".
Bức tranh của vua Hàm Nghi hồi hương không chỉ bổ sung, làm giàu thêm cho bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho lịch sử mỹ thuật cận - hiện đại Việt Nam. Sự kiện tạo niềm tin cho nhiều thế hệ nghệ sĩ Việt Nam, không riêng mỹ thuật, rằng: “những câu chuyện lịch sử vẫn vang vọng mãi với thời gian”.


Một họa sĩ trẻ đã không ngừng sáng tạo, mang những tác phẩm tranh dân gian Hàng Trống và Kim Hoàn đến gần hơn với công chúng.
Những di văn, gia phả và những di vật còn lại tại nhà thờ họ là minh chứng cho những thời kỳ lịch sử, cần được bảo tồn và lưu truyền làm cơ sở phát huy công nghiệp văn hóa.
Các bảo tàng và di tích lịch sử đang "chuyển mình" trở thành điểm đến hấp dẫn, không chỉ là điểm check-in mà còn là nơi để giới trẻ hiểu hơn về lịch sử, văn hóa.
Chương trình “Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang” phác họa một trong những phong trào thi đua có sức lan tỏa lớn nhất thế kỷ XX, với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.
Chương trình chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt "Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang" đã tổ chức thành công trong tối 22/3.
Ngành văn hóa đã chủ động sáng tạo, khai thác các giá trị lịch sử - văn hoá kết hợp với sáng tạo và công nghệ để tạo nên nét đặc sắc riêng, thu hút công chúng và du khách.
0