Nỗ lực sản xuất đáp ứng đơn hàng cuối năm

Mặc dù bị ảnh hưởng sản xuất vì cơn bão số 3, nhưng hiện các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đã nỗ lực quay trở lại guồng sản xuất phục vụ các đơn hàng cả trong nước và xuất khẩu.

Cùng lúc phải sản xuất hơn 40 mã hàng chi tiết công nghiệp lớn nhỏ, sau khi khắc phục những hậu quả do bão số 3 gây ra với nhà xưởng, Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư Intech (Intech Group) đã nhanh chóng quay lại guồng sản xuất; cùng với đó họ cũng tăng cường tìm kiếm thêm các đối tác mới.

Ông Hoàng Hữu Yên, Tổng Giám đốc Intech Group cho biết: "Hiện lượng đơn hàng triển khai của Công ty tăng 30% so với cùng kỳ. Tiến độ các đơn hàng lập ra theo lộ trình đã thống nhất với khách hàng và tất cả các bộ phận phải trong Công ty đều phải nỗ lực để hoàn thành, bên cạnh đó chúng tôi phải tuyển dụng thêm nhân sự".

Không chỉ ổn định lại dây chuyền sản xuất, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng đã nhanh chóng lên kế hoạch mở rộng nhà máy mới theo xu hướng bền vững, để đón đầu xu hướng ô tô điện, xe máy điện đang phát triển tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Tuân, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Cơ khí và Thương mại Bình Minh cho biết: "Năm 2025 chúng tôi xây dựng thêm nhà máy chuyên đúc nhôm, kẽm, magie phục vụ sản xuất ô tô điện. Khi doanh nghiệp đầu tư hệ thống năng lượng điện mặt trời áp mái thì vốn đầu tư ban đầu rất lớn nhưng lâu dài sẽ mang lại hiệu quả sản xuất tốt hơn".

Hiệp hội doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội cho biết, lượng đơn đặt hàng của hầu hết các doanh nghiệp đều tăng trưởng tốt, vì thế hiệp hội kiến nghị cần có nhiều cơ chế đặc thù cho doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất xanh để vừa tăng lượng, vừa tăng giá trị cho các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội cho hay: "Những đầu tư mang tính bản lề để doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng cứng và những chính sách mềm cho các doanh nghiệp vận dụng được. Từ việc giữ đơn hàng và chuyển đổi sản xuất xanh phải song hành để đưa doanh nghiệp của chúng ta vào chuỗi sản xuất toàn cầu".

Ngoài ngắn hạn là đảm bảo đơn hàng cuối năm, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục kéo dài ưu đãi chính sách thuế như hiện nay để doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính tái đầu tư, bắt kịp xu hướng về công nghệ sản xuất.

Theo Tổng cục Thống kê, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp trong 9 tháng của năm nay tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7%, đóng góp 2,4% mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làng Vũ Đại (Hà Nam) đang chuẩn bị bước vào giai đoạn sản xuất cá kho phục vụ Tết Nguyên đán, với giá bán từ 500 nghìn đến 1,5 triệu đồng/nồi tùy kích thước.

Thị trường quất Tết năm nay tại Hà Nội dự báo sẽ biến động mạnh về giá. Do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, nhiều vườn bị thiệt hại nặng nề khiến nguồn cung giảm, đẩy giá quất tăng 15-20% so với năm trước.

Giá lợn hơi tăng mạnh và duy trì ở mức cao, hiện đạt 64.000-68.000 đồng/kg, dự báo tiếp tục tăng lên 71.000 đồng/kg trong cao điểm tiêu thụ Tết.

Cục Thống kê Hà Nội cho biết, thu hút đầu tư nước ngoài năm 2024 dự kiến đạt trên 2 tỷ USD, tăng 78% so với năm 2023.

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến hết ngày 15/12 đạt trên 747 tỷ USD.

Ngày 23/12, giá vàng miếng trong nước bất ngờ giảm mạnh, với giá vàng một số thương hiệu đã trượt mốc 83 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn vẫn duy trì ổn định.