Nỗ lực thực hiện mục tiêu 1 triệu nhà ở xã hội

Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2021-2030, nhưng tới nay số dự án nhà ở xã hội đến được người cần là chưa đáng kể.

Lập nghiệp và sinh sống tại Hà Nội được 5 năm, vợ chồng chị Phương Anh (phường Mỗ Lao, Hà Đông) thuê một căn hộ diện tích khoảng 20m2 với chi phí hàng tháng khoảng 3,5 triệu đồng. Họ mong muốn mua được một căn nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống, nhưng quá trình làm thủ tục còn gặp nhiều khó khăn

Chị Phương Anh chia sẻ: "Tôi ở nhà thuê rất bấp bênh, hay chuyển đổi chỗ ở nên bị ngắt quãng thời gian đăng ký tạm trú. Điều này cũng khiến tôi không đủ điều kiện về hồ sơ".

Nhiều người lao động sinh sống tại Hà Nội khi tiếp cận các dự án nhà ở xã hội mới đã gặp vướng mắc ngay từ khâu hồ sơ. Nhiều chủ đầu tư cũng không mặn mà với việc triển khai dự án khi thiếu vốn, lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí.

Chủ đầu tư không mặn mà với việc phát triển dự án, người dân khó tiếp cận được do vướng mắc thủ tục hồ sơ.

Một khó khăn nữa là bố trí quỹ đất sạch cho chủ đầu tư, vốn là khâu mất rất nhiều thời gian và kinh phí của doanh nghiệp. Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ 01/08/2024 sẽ gỡ vướng cho chủ đầu tư khi quy định các địa phương bắt buộc phải bố trí quỹ đất dành cho nhà ở xã hội khi lập phê duyệt quy hoạch đô thị, khu công nghiệp.

Vừa có thêm 4 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất ưu đãi, nâng tổng quy mô gói hỗ trợ này lên 140.000 tỷ đồng.

Đây là tín hiệu rất tích cực khi các nguồn lực đang tập trung nhiều hơn vào mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh giá đất tăng cao, nguồn cung nhà ở giá rẻ thiếu, nhà ở xã hội đã sử dụng hiện đang được rao bán tăng gấp 2-3 lần so với mức giá khi mở bán.

Tính pháp lý rõ ràng, bàn giao tài sản nhanh, cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư đồng bộ là những yếu tố để đất đấu giá thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Đây là nội dung được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại cuộc họp thảo luận về nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vừa diễn ra.

Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng, ban hành thông tư quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Sau thời gian tạm dừng để rà soát pháp lý, từ giữa tháng 9, nhiều huyện của Hà Nội bắt đầu đấu giá đất trở lại. Thanh Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng và Mê Linh sẽ đấu giá hơn 250 lô đất từ nay đến đầu tháng 10.

HoREA kiến nghị mức thuế ưu đãi thu nhập với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội (NƠXH) cho thuê là 6%, thấp hơn 4% theo đề xuất của Bộ Tài chính.