Nợ xấu của các ngân hàng niêm yết tăng 52%
Tổng số nợ xấu của các ngân hàng là gần 210.238 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng dư nợ cho vay tăng 9,3% so với đầu năm.
Hầu hết các ngân hàng thương mại trong hệ thống đều tăng mạnh các khoản nợ nghi ngờ, nợ dưới tiêu chuẩn dù đã được cơ cấu lại nợ, giãn hoãn nợ theo Thông tư số 02 của Ngân hàng Nhà nước.
Về cơ cấu nợ xấu, tăng mạnh nhất là nợ nghi ngờ (nhóm 4) với tỷ lệ 119%, kế đến là nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) tăng 69% và nợ có khả năng mất vốn tăng thấp nhất với 12%.
Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), VIB là ngân hàng sụt giảm mạnh nhất (-46%), còn 1.309 tỷ đồng; kế đến là ABBank giảm 40% nợ nhóm 5, chỉ còn 842 tỷ đồng và KLB giảm 36%, còn 413 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, nợ nhóm 4 tại một số ngân hàng tăng theo cấp số nhân như Bắc Á Bank ( tăng 3,8 lần), Eximbank (tăng 3,2 lần)… Có đến 9/28 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vượt ngưỡng 3%, bao gồm: VPBank (5,74%), VietBank (4,06%), OCB (3,74%), BVBank (3,56%), SHB (3,21%), TPBank (3%)...
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến hết ngày 15/12 đạt trên 747 tỷ USD.
Tổng cục Thuế cho biết cơ quan thuế đã thu hồi gần 4.300 tỷ đồng của 6.500 người nợ thuế qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh.
Không khí Giáng sinh đang dần tràn ngập khắp các con phố nhưng sức mua trên thị trường quà tặng Noel năm nay lại không mấy khả quan. Không ít chủ cửa hàng thận trọng nhập hàng do dự đoán tình hình kinh doanh khó khăn.
Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
0