Nợ xấu của các ngân hàng vẫn trong giới hạn cho phép

Toàn bộ ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính bán niên có kiểm toán. Số liệu liên quan tới nợ xấu của một vài ngân hàng tăng lên.

Xét báo cáo tài chính bán niên của một ngân hàng trong nhóm 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước lớn nhất hệ thống, nhìn vào chỉ tiêu về phân loại nhóm nợ của ngân hàng này, so sánh hai thời điểm đầu năm và giữa năm thì số liệu cho thấy nợ dưới tiêu chuẩn tăng 33%, nợ nghi ngờ tăng 185%.

Số liệu liên quan tới nợ xấu của một vài ngân hàng công bố đang ghi nhận mức nợ xấu tăng lên.

Với một ngân hàng TMCP tư nhân khác, các chỉ tiêu về nợ có khả năng mất vốn cũng tăng gần gấp đôi. Theo các chuyên gia, những diễn biến này là kết quả của những thời kỳ mà doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong thời điểm năm 2022, 2023.

Anh Nguyễn Duy Khánh, Founder Công ty Tư vấn đầu tư FIG Investment, cho biết: "Thời kỳ suy thoái và gặp khó khăn của cả nền kinh tế trong những năm 2022, 2023 đã khiến cho các doanh nghiệp gặp phải khó khăn, khiến cho nguồn trả nợ bị chững lại và ảnh hưởng tới nợ xấu của các ngân hàng".

Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của WorldBank tại Việt Nam, cho hay: "Tỷ lệ nợ xấu cao lên, kèm theo đó là nhu cầu dự kiến về tăng dự phòng, bổ sung dự phòng tổn thất vốn vay đang gây thêm áp lực cho lợi nhuận của các ngân hàng vốn đã bị co kéo do thu nhập lãi thuần, phí và hoa hồng đang chững lại".

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới từ 27 ngân hàng niêm yết, mức tăng của nợ xấu vẫn đang trong giới hạn cho phép.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về hệ thống ngân hàng, nợ xấu toàn hệ thống tăng mạnh, từ 1,9% năm 2022 lên 4,6% tổng dư nợ cho vay năm 2023. Tuy nhiên, theo thống kê từ 27 ngân hàng niêm yết, mức tăng của nợ xấu vẫn đang trong giới hạn cho phép và dự báo có thể đã đạt đỉnh.

Ông Nguyễn Đức Hoàng, chuyên viên phân tích ngành ngân hàng, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, phân tích: "Nợ xấu có thể đã đạt đỉnh trong nửa đầu năm và sẽ giảm dần từ nay đến cuối năm. Cơ sở cho nhận định này đến từ việc tỷ giá đang hạ nhiệt, từ đó tạo điều kiện giảm lãi suất, giảm áp lực tài chính cho các doanh nghiệp đi vay, từ đó giúp cho nợ xấu giảm".

Bên cạnh đó, các chuyên gia kỳ vọng những giải pháp về mặt quản lý vĩ mô sẽ tiếp tục được triển khai và giúp cho nợ xấu được kiểm soát tốt hơn trong thời gian tới.

Bà Alka Anbarasu, nhà phân tích Moody’s Investors Service, cho biết: "Dù tỷ lệ nợ xấu có tăng thêm nhưng triển vọng của hệ thống ngân hàng vẫn ổn định, với các giải pháp từ chính phủ trong việc hâm nóng thị trường BĐS, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nền kinh tế và hệ thống ngân hàng được kỳ vọng vẫn có thể tăng trưởng đạt mục tiêu trong thời gian tới".

Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kéo dài thời gian cơ cấu nợ theo quy định tại Thông tư 02 cho đến ngày 31/12/2024 được kỳ vọng sẽ giúp các ngân hàng và doanh nghiệp có thêm thời gian để xử lý, từ đó giúp kéo giảm nợ xấu và tăng trưởng tín dụng bền vững hơn từ nay cho đến cuối năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội trong các tháng cuối năm 2024, chính quyền thành phố đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tăng cường dự trữ hàng hóa thiết yếu để ứng phó với biến động nguồn cung, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, xăng dầu và các mặt hàng tiêu dùng cần thiết.

Việc Tổng thống ban bố thiết quân luật tối 3/12 khiến các chỉ số chính tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc đi xuống ngay khi mở cửa phiên 4/12.

Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết của Quốc hội.

Tính đến cuối tháng 11, giá trị vốn hóa cổ phiếu trên HOSE đạt hơn 5,13 triệu tỷ đồng, tương đương 50,25% GDP năm 2023 (GDP theo giá hiện hành), chiếm hơn 94,08% tổng giá trị vốn hóa cổ phiếu niêm yết toàn thị trường.

Trong kỷ nguyên công nghệ, những sản phẩm như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, dữ liệu lớn (bigdata), công nghệ thực tế ảo, tài sản số đang tham gia sâu rộng hơn và định hình tại mọi lĩnh vực từ y tế, giáo dục, bán lẻ, cho đến nghiệp vụ phức tạp như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm…

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 11 tháng của năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 56,74 tỉ đô la, tăng 19% so với cùng kỳ.