Nơi khám phá các di sản văn hóa Việt

Mới đây, trang The Daily Star nhận định Thủ đô Hà Nội là điểm dừng chân tuyệt vời cho những ai muốn khám phá các di sản văn hóa Việt Nam.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Cũng theo trang The Daily Star, nếu du khách muốn khám phá di sản văn hóa phong phú của Việt Nam thì thủ đô Hà Nội là điểm đến vô cùng thích hợp. Khi khám phá khu phố cổ của thủ đô Hà Nội, du khách được ngắm nhìn vẻ đẹp quyến rũ của những con phố nhỏ, những khu chợ nhộn nhịp và những ngôi đền lịch sử. Du khách cũng có thể ghé thăm Hồ Hoàn Kiếm, thưởng thức các món ăn đường phố tại các chợ đêm nhộn nhịp.

Hà Nội hiện có 5.922 di tích, trong đó, có một di sản văn hóa thế giới, 21 cụm di tích quốc gia đặc biệt, 1.160 di tích quốc gia, 1.456 di tích cấp thành phố; và hơn 1.700 di sản văn hóa phi vật thể được nhận diện, kiểm kê, đưa vào danh sách bảo vệ. Sở hữu số lượng lớn di sản, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 31/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.

Trong nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, những lễ hội và hoạt động giải trí đã trở thành điểm nhấn không thể thiếu, tạo nên những bản sắc và nguồn năng lượng mới mẻ cho thành phố màu sắc này.

UBND huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) vừa trang trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.

UBND huyện Mê Linh quyết định kéo dài thời gian tổ chức festival hoa đến hết Tết Dương lịch (1/1/2025), nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách.