Nỗi lo xe bus học đường
Thật đáng tiếc, một lần nữa, chúng ta lại phải nhắc đến sự việc một cháu bé bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh cả chục giờ đồng hồ dưới cái nóng gần 40 độ tại Thái Bình ngày hôm qua. Người phát hiện ra cháu bé đáng buồn, lại không phải là lái xe, không phải là cô giáo phụ trách, mà là người thân của cháu vào buổi chiều.
Công an thành phố Thái Bình đã triển khai điều tra, khám nghiệm tử thi nạn nhân. Nhận định bước đầu, cháu bé ở trên xe trong 1 khoảng thời gian dài, thời tiết nắng nóng... Sức lực cháu suy kiệt, kết hợp với không gian hẹp nên nhận định bị suy hô hấp.
Nguy hiểm khi trẻ ở trong xe đóng kín dưới trời nóng
Để hiểu rõ hơn về nguy cơ khi bị bỏ quên trong xe dưới thời tiết nắng nóng, PV Đài Hà Nội đã thử nghiệm ở trong một chiếc xe Hyundai County 29 chỗ kín, không điều hòa trong điều kiện thời tiết Hà Nội khoảng 34 độ C. Sau 5 phút, nhiệt độ trong xe là hơn 40 độ C. Với một người trưởng thành, ở trong xe có khoảng 15 phút không bật điều hòa PV đã cảm thấy rất khó chịu… Và trong vụ việc ngày hôm qua, thì nhiệt độ tại thành phố Thái Bình cao nhất ở mức 34,5 độ C.
Trong vòng 1 giờ, nhiệt độ chiếc xe hơi để ở khu vực chiếu nắng có thể lên tới 47 độ C, khu vực bảng điều kiển của xe thậm chí có thể lên tới trung bình 69 độ C, phần tay lái có thể đạt tới 53 độ C, phần ghế ngồi trung bình 51 độ C. Với nhiệt độ như vậy, bất cứ ai ngồi trên xe cũng có thể bị say nắng, thạm chí dẫn tới tử vong. Khó có thể nói chính xác trong bao lâu thì những tình trạng này sẽ xảy ra vì nó còn phụ thuộc vào tuổi tác, cân nặng và tình trạng cơ thể của người đó, nhưng hầu hết các trường hợp xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đạt 40 độ C.
Riêng trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và có nguу cơ mắc bệnh liên quan tới nhiệt độ cao hơn người lớn vì cơ thể trẻ tạo ra nhiệt nhiều hơn so với kích thước cơ thể. Ngoài ra, khả năng làm mát qua mồ hôi của trẻ không được phát triển như người lớn. Vì vậу, một đứa trẻ nếu bị bỏ lại trên ô tô quá nóng chỉ vài phút thôi cũng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Khi ở trong xe lâu, trẻ có thể bị ngộ độc carbon monoxide (CO). Khi CO phát sinh trong xe khi hoạt động có thể rò rỉ vào xe, đây là loại khí rất độc. Nồng độ CO trong xe tăng làm giảm lượng Oxi đi vào máu, khiến cơ thể bị sốc hoặc có thể đột ngột tử vong.
Bên cạnh yếu tố sinh học của cơ thể còn một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến trẻ đó là tâm lý. Do ở trong xe một mình nên trẻ dễ bị hoảng loạn, khi đó việc tiêu thụ năng lượng sẽ tăng lên. Nguy cơ tử vong có thể xảy ra dựa trên cơ chế toát mồ hôi, sau đó đến cạn nước, hạ huyết áp, tim ngừng đập nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ ở trên xe trong khoảng thời gian dài, trẻ sẽ đói dẫn đến sức lực cháu bé bị suy kiệt.
Cách đây vài năm, ngay sau vụ việc ở trường Gateway, Bộ GD&ĐT đã có những văn bản cũng như giải pháp đảm bảo đảm an toàn cho học sinh khi sử dụng dịch vụ bằng xe ôtô đưa đón. Trong đó, Bộ đã yêu cầu các sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn có sử dụng xe đưa đón học sinh phải lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định; phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình đưa đón học sinh bằng xe ôtô, trong đó phải có sự thống nhất giữa nhà trường với đơn vị cung cấp dịch vụ và gia đình học sinh.
An toàn xe đưa đón học sinh - nhu cầu tất yếu
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, riêng tại Hà Nội hiện có hơn 2.000 xe đưa đón học sinh, chưa kể hàng chục nghìn học sinh vẫn đang sử dụng xe buýt để đến trường. Có cung ắt có cầu… Việc nở rộ các loại hình này không có kiểm soát kéo theo đó là những nguy cơ tiềm ẩn về an toàn giao thông.
Với hơn 2 triệu học sinh học tập tại các trường công lập, trường tư thục, quốc tế và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố hiện nay, có thể thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ xe đưa đón học sinh bây giờ và trong tương lai sẽ là rất lớn.
Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở những nhóm phụ huynh cùng nhau thuê xe chứ không phải là hợp đồng chính thức giữa nhà trường với đơn vị vận chuyển. Do đó, thiếu các điều kiện, quy định và cũng rất dễ xảy ra nguy cơ mất ATGT khi không kiểm soát được người lái, khi có vấn đề xảy ra rất khó quy trách nhiệm. Bởi vậy, đưa đón học sinh an toàn là mong muốn và nhu cầu thiết yếu của phụ huynh và nhà trường.
Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Trước những sự việc đáng tiếc như trên thì người dân đang mong chờ Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (dự kiến bế mạc ngày 28/6/2024).
So với Luật Giao thông đường bộ, dự thảo bổ sung 1 điều khoản về ôtô chở học sinh. Điều 46 của dự thảo Luật quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với xe ôtô chở học sinh, trẻ em mầm non. Theo đó, xe ôtô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Bảo đảm các điều kiện:
Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Xe ôtô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ôtô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải.
Xe ôtô chở học sinh tiểu học hoặc trẻ em mầm non phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định.
Có màu sơn theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp chở học sinh tiểu học, trẻ em mầm non phải có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định.
Khi đưa đón học sinh tiểu học, trẻ em mầm non, phải bố trí tối thiểu 1 người quản lý trên mỗi xe ôtô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn cho học sinh tiểu học, trẻ em mầm non trong suốt chuyến đi.
Đối với trường hợp xe trên 30 chỗ và chở trên 29 học sinh tiểu học và trẻ em mầm non phải bố trí tối thiểu 2 người quản lý trên mỗi xe ôtô. Không được để học sinh tiểu học, trẻ em mầm non trên xe khi người lái xe và người quản lý đã rời xe.
Lái xe ôtô đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách.
Cơ sở giáo dục, đào tạo phải xây dựng, tập huấn cho cho lái xe và người quản lý học sinh, trẻ em mầm non nắm vững và thực hiện đúng quy trình bảo đảm an toàn khi đưa đón học sinh, trẻ em mầm non; chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi tổ chức đưa đón học sinh, trẻ em mầm non của đơn vị mình.
Xe đưa đón học sinh, trẻ em mầm non được ưu tiên trong tổ chức, phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí nơi dừng, đỗ tại khu vực trường học và tại các điểm trên lộ trình đưa đón học sinh.
Trước những sự việc đáng tiếc như trên thì người dân đang mong chờ Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Những quy định mới sẽ bao gồm các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn đối với phương tiện và người điều khiển, cũng như trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và dịch vụ vận tải. Đây là những bước tiến cần thiết để đảm bảo rằng các em học sinh có một hành trình đến trường an toàn hơn.
Vụ việc trẻ mẫu giáo tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón tại Thái Bình một lần nữa cảnh báo về việc đảm bảo an toàn cho học sinh, trẻ em trên xe ô tô.
Những tình huống nguy hiểm này thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống, và việc trang bị cho trẻ những kỹ năng thoát hiểm khi bị bỏ quên trên xe ô tô là hết sức quan trọng. Như khi gặp phải tình huống khó khăn, việc giữ bình tĩnh và báo hiệu cho người xung quanh biết tình hình là điều cực kỳ quan trọng. Trẻ cần biết cách bình tĩnh, sử dụng còi xe, tìm nút mở cửa ở ghế lái, hoặc thậm chí sử dụng những công cụ như chiếc búa phá kính để tự giải thoát.
Các lớp học về "Kỹ năng thoát hiểm " nên được tổ chức thường xuyên và liên tục, và được tích hợp vào chương trình học của trẻ. Điều này giúp trẻ trở nên thành thạo trong việc thực hiện các kỹ năng này, thay vì chỉ là một loạt bài học mà sau đó lại bị bỏ quên.
Vai trò của người lớn ở đây là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát hành trình di chuyển của trẻ em. Các nước trên thế giới đã áp dụng những quy định nghiêm ngặt về xe đưa đón học sinh, nhằm đảm bảo rằng phương tiện này luôn là một phương tiện giao thông an toàn cho học sinh.
Hệ thống xe buýt trường học tại các quốc gia
Xe buýt là phương tiện thuận tiện giúp đưa đón học sinh tới trường. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hệ thống xe buýt trường học có những quy định chặt chẽ về màu sắc và việc đảm bảo an toàn cho học sinh.
Tại Mỹ mật độ dân số thành thị cũng không quá cao. Vì vậy khoảng cách trung bình từ nhà đến trường của các bạn học sinh tương đối xa, nên xe bus chính là phương tiện đến trường phổ biến nhất tại quốc gia này.
Nhìn từ xa, chiếc xe buýt màu vàng và đỏ trở thành biểu tượng không thể nhầm lẫn của hệ thống giáo dục Mỹ. Đây được coi là một trong những phương tiện an toàn nhất để chở học sinh đến trường.Theo quy định của nước này xe buýt trường học phải có những trang bị an toàn riêng, như hệ thống gương quan sát xung quanh xe, cửa thoát hiểm trong trường hợp cần sơ tán khẩn cấp. Các cửa thoát hiểm có thể đặt ở đuôi xe, bên hông xe hay cả trên mui xe với chốt kích hoạt nhanh. Mặc dù các tài xế có trách nhiệm đều đi kiểm tra toàn diện chiếc xe, một vài trường hợp quên học sinh vẫn xảy ra. Vì thế số thiết bị cảnh báo đã ra đời. Hệ thống kiểm tra trẻ em là gồm một nút đặt ở cuối xe. Tài xế phải di chuyển đến cuối xe để nhấn nút hoàn thành chuyến đi. Đó cũng là thời gian để tài xế chắc chắn rằng không còn sót học sinh trên xe.
Ở Đức, quy định với xe buýt chở học sinh gần như giống với những nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, thay vì màu vàng đặc trưng, xe buýt ở quốc gia Tây Âu lại có màu xanh lam. Ngoài ra, học sinh thường bị cấm mang theo chai thủy tinh lên xe. Và tùy theo quy định tại địa phương, tài xế có thể được yêu cầu bật đèn khẩn cấp khi xe ra vào bến, đó cũng là lúc các phương tiện khác không được vượt qua xe buýt chở học sinh.
Ở South Australia (một bang của Australia), xe buýt chở học sinh có dây an toàn, và tài xế nên nhắc học sinh thắt dây khi xe chạy. Trường hợp học sinh không thắt dây an toàn, tài xế không được ép buộc hay sử dụng vũ lực mà phải báo cáo với các cấp có thẩm quyền. Ngoài ra, tất cả xe buýt đều phải trang bị bình cứu hỏa. Hàn Quốc và một số quốc gia khác cũng trang bị hệ thống cảnh báo trẻ em ngủ quên cho xe buýt.
Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).
Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.
Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày1/1/2025, về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, công an có thể khai thác dữ liệu từ camera hành trình để xử lý vi phạm.
Với sự kết nối mạnh mẽ và sự đa dạng của các ngành nghề, người trẻ đang đứng trước những cơ hội đầy hứa hẹn. Họ chọn những con đường sáng tạo hơn, chủ động hơn trong công việc. Không ít người đã rẽ lối sang công việc tự do để theo đuổi đam mê, mong muốn tự do thể hiện bản thân mình.
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, rác thải nhựa từ thương mại điện tử có thể đạt 800.000 tấn vào năm 2030 nếu không có giải pháp đóng gói bền vững.
Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).
0