Nối nghiệp | Con đường doanh nhân | 05/05/2024

Là người thuộc thế hệ trẻ của làng nghề, anh Phùng Minh Hợp có điều kiện thuận lợi là được định hướng sẵn bằng nghề truyền thống của gia đình, dòng tộc. Tuy nhiên, đây cũng là áp lực đối với những người trẻ như anh: lựa chọn con đường nào để có thể khẳng định mình, sáng tạo ra sao để có thể tiếp tục phát triển nghề lên những nấc thang mới. Khát vọng, suy nghĩ, trăn trở… và đầy ắp những thách thức phải đối diện khi không theo lối mòn xưa cũ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

CEO Nguyễn Thị Khuyên, Giám đốc Công ty TNHH Nasaki, đã tìm thấy con đường lập nghiệp ở quê hương Yên Bái, tạo nên những sản phẩm ngói màu không nung thân thiện với môi trường, có mặt tại nhiều dự án lớn trong cả nước. Người xưa có câu 'khô như ngói' - nhưng với nữ doanh nhân Nguyễn Thị Khuyên - những sắc ngói màu trở nên mặn mà, ẩn chứa vẻ đẹp của ý chí vươn lên.

Hơn 50 lao động từ huyện vùng cao xa xôi Bắc Hà được tạo sinh kế mới khi trở thành công nhân của Công ty cổ phần gốm sứ Hoàng Sa Việt Nam. Câu chuyện đào tạo những người lao động vốn không có chút kiến thức nào về nghề, những khó khăn, những trải nghiệm… là hành trình thú vị của nghệ nhân, doanh nhân Phùng Văn Hoàn.

Với nỗ lực của các nhà đồng sáng lập và sự chung sức đồng lòng của tập thể cán bộ nhân viên, những giải thưởng như: Sao Khuê, sao Vàng Đất Việt, Doanh nghiệp Trẻ Hà Nội tiêu biểu... là những phần thưởng đáng tự hào cho VietED. Không chỉ dừng ở đó, giấc mơ vươn ra biển lớn đang dần trong tầm tay khi VietED đã có cơ hội tham gia rất nhiều các Hội nghị, Diễn đàn tầm cỡ khu vực và thế giới. Không chỉ có vậy, có những Công ty tại thung lũng Silicon đã sử dụng sản phẩm của VietED trong đào tạo trực tuyến... Và giấc mơ mang trí tuệ Việt ra thế giới thật sự đã không còn xa.

Xuất thân từ nhà giáo, nhưng sau biến cố về sức khỏe, bà Phượng cảm nhận được hiệu quả của các cây dược liệu và đã quyết định gắn bó, bảo tồn, gìn giữ phát triển với các cây dược liệu Việt. Trải qua bao thăng trầm, bà Phượng và và Công ty VietRap đã thành công với việc bảo tồn nhân giống, trồng thương phẩm các cây dược liệu quý, đặc trưng của Việt Nam. Đồng thời, chế biến nâng cao giá trị cho cây dược liệu Việt, xuất khẩu ra Thế giới.

Đôi dép cao su, đôi dép của lịch sử đang tiếp tục khẳng định sức sống trong xã hội hiện đại. Hơn ba vạn đôi dép cao su thủ công đã theo chân khách hàng chu du khắp thế giới. Hành trình thú vị của những đôi dép 'made in Viet Nam' đang được Nguyễn Tiến Cường, người kế thừa thương hiệu 'Vua dép lốp', viết tiếp bằng nhiều dự định.

Với giấc mơ tạo ra những loại hạt hữu cơ đạt tiêu chuẩn quốc tế, anh Lại Ngọc Thanh cùng các cộng sự đã quyết định lựa chọn vùng núi cao để phát triển các vùng nguyên liệu hữu cơ bền vững. Cao Bằng, vùng núi có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các vùng đồng bằng từ 5-7 độ C, là nơi có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao, góp phần cho sự sinh trưởng của cây có sự khác biệt, đã được anh Thanh lựa chọn để phát triển để tạo nên hương vị tinh khiết và đặc trưng cho các loại hạt trồng.