Nông dân Ba Vì làm sản phẩm sữa OCOP

Lấy cảm hứng từ tác phẩm “Cỏ non” của nhà văn Hồ Phương, chị Phạm Thị Thanh Huyền (Tản Lĩnh, Ba Vì) đã xây dựng thành công thương hiệu sữa “Chị Vàng”, giúp hàng trăm hộ nông dân của xã Tản Lĩnh chăn nuôi bò sữa có đầu ra ổn định.

Đã từng làm trong ngành chăn nuôi bò sữa, nhận thấy tiềm năng chăn nuôi bò sữa trong xã là rất lớn, tuy nhiên việc tiêu thụ sữa bò lại bấp bênh, chị Huyền đã thành lập Công ty cổ phẩn sữa Chị Vàng. Trung bình mỗi ngày công ty thu mua từ 5- 6 tấn sữa tươi của hơn 100 hộ dân trong xã Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội, chế biến được 27 sản phẩm đưa ra thị trường.

Chị Phạm Thị Thanh Huyền, Giám đốc Công ty cổ phần Chị Vàng, nói: "Đến năm nay, người dân Việt Nam đã dần hiểu được tầm quan trọng của các sản phẩm OCOP nên đã tìm đến sản phẩm OCOP để mua".

Với việc đầu tư hệ thống chế biến sữa tự động theo dây chuyền thanh trùng đồng hóa khép kín, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, công ty đã tạo việc làm cho 60 lao động theo thời vụ với thu nhập từ 5-8 triệu đồng/người/ tháng.

Chị Nguyễn Thị Lực, công nhân Công ty cổ phẩn Chị Vàng, cho biết: "Công việc ở đây cũng rất đều, chị Huyền tạo điều kiện cho anh em công nhân có công việc đầy đủ. Anh chị em công nhân chúng tôi hy vọng công ty sẽ mở rộng thêm để chúng tôi có thể gắn bó lâu dài với công ty".

Hiện nay, công ty đã có 12 sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao. Năm 2024, công ty của chị Huyền tiếp tục đăng ký tham gia 8 sản phẩm OCOP nhằm khẳng định thương hiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

Theo chị Huyền, để đẩy mạnh các dòng sản phẩm ra thị trường, đưa những sản phẩm chất lượng tốt đến người tiêu dùng, việc quảng bá thương hiệu là rất cần thiết và thương hiệu “Chị Vàng” tham gia trên các sàn thương mại điện tử như Tik Tok, Zalo, Facebook... đã được thị trường đón nhận tích cực. Đây chính là phần thưởng xứng đáng cho người nông dân năng động sáng tạo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Danh sách VNTAX 200 vừa được công bố nhằm ghi nhận đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp, bao gồm mọi loại hình từ nhà nước, tư nhân đến nước ngoài.

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, đã chủ trì tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp.

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 được giao là 1.700,99 nghìn tỷ đồng. Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy tính đến hết tháng 10 vừa qua, thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 1.654 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán.

Với việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn quản lý thuế (big Data), Cục Thuế TP Hà Nội đã số hóa, kết nối thông tin để xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thương mại điện tử, từ đó định danh chính xác người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trên không gian mạng.

Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 21/11, giá xăng dầu tiếp tục giảm. Xăng E5RON92 giảm 110 đồng/lít, giá bán là 19.340 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 80 đồng/lít, giá bán 20.520 đồng/lít.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng của thị trường bảo hiểm nhân thọ năm 2023, nhưng nhờ những chỉ đạo kịp thời từ phía các cơ quan quản lý, cơ sở pháp lý hoàn thiện và nỗ lực từ chính các doanh nghiệp trong việc thay đổi phương thức tiếp cận, thị trường bảo hiểm đang ghi nhận những dấu hiệu tích cực. Doanh nghiệp bảo hiểm kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2025.