Nông dân Pháp phản đối thỏa thuận EU- Mercosur

Nông dân đã biểu tình trên khắp nước Pháp để phản đối một thỏa thuận thương mại giữa các nước châu Âu và khối Mercosur, cho rằng thỏa thuận này làm gia tăng sự bất bình và sự cạnh tranh của nước ngoài gây ra cuộc khủng hoảng nông nghiệp.

Tuy nhiên, một nhóm nông dân chặn đường cao tốc ở phía Tây Nam Paris đã lái máy kéo rời khỏi đây, sau khi Tổng thống Macron nhắc lại việc phản đối phiên bản hiện tại của thỏa thuận EU- Mercosur.

Mặc dù có một nhóm rời đi, nhưng một số nhóm nông dân khác tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình vào 18/11 và 19/11, chủ yếu là trước các tòa nhà Chính phủ, theo kế hoạch đề ra đến giữa tháng 12. Việc Liên minh châu Âu và khối Mercosur của Nam Mỹ thúc đẩy hoàn tất các cuộc đàm phán thương mại vào cuối năm đã khiến nông dân Pháp phẫn nộ.

Tình hình ở Pháp đã trở nên tồi tệ hơn sau những vụ thu hoạch bị ảnh hưởng bởi mưa, dịch bệnh gia súc bùng phát và cuộc bầu cử Quốc hội đã trì hoãn thực hiện các cam kết. Trong khi nông dân phải đối mặt với hàng nhập khẩu rẻ hơn, các quy định phiền hà và thu nhập ít ỏi, một thỏa thuận với Mercosur như đổ thêm dầu vào lửa.

Hàng chục nghìn trang trại ở Pháp, nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất EU, đang gặp khó khăn về tài chính. Nông dân Pháp lo ngại rằng một thỏa thuận Mercosur sẽ làm gia tăng lượng thịt bò, thịt gà, đường và ngô nhập khẩu từ Brazil và Argentina, những nước không phải tuân khủ các quy định nghiêm khắc về thuốc bảo vệ thực vật và gia súc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban Thư ký Quản lý Rủi ro Quốc gia Ecuador ngày 18/11 đã ban hành thông cáo nêu rõ do ảnh hưởng lan rộng của cháy rừng, thiếu nước và tình trạng hạn hán, nước này sẽ bước vào tình trạng khẩn cấp quốc gia trong vòng 60 ngày.

Nông dân đã biểu tình trên khắp nước Pháp để phản đối một thỏa thuận thương mại giữa các nước châu Âu và khối Mercosur, cho rằng thỏa thuận này làm gia tăng sự bất bình và sự cạnh tranh của nước ngoài gây ra cuộc khủng hoảng nông nghiệp.

Chủ tịch COP29 Mukhtar Babayev kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 họp tại Brazil "cam kết giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu".

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.

Gần như mọi sự chú ý đều đang đổ dồn vào nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump, khi các chính sách kinh tế của ông dường như sẽ mang lại những thay đổi cơ bản cho nền kinh tế toàn cầu.

Trưởng đoàn khí hậu Liên hợp quốc Simon Stiell kêu gọi hành động thực chất - lời kêu gọi được đưa ra khi COP29 bước vào tuần làm việc cuối cùng.